Vũ khí lade của Mỹ có đáng sợ với Nga?

Dựa trên những công bố của Lầu Năm Góc và nhữngthông tin mở có thể nhận định rằng vũ khí lade của Washington là có thật, khôngthể phủ nhận đây là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu của người Mỹ nhưngMoscow hoàn toàn có thể đối phó với loại vũ khí này…

Dựa trên những công bố của Lầu Năm Góc và nhữngthông tin mở có thể nhận định rằng vũ khí lade của Washington là có thật, khôngthể phủ nhận đây là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu của người Mỹ nhưngMoscow hoàn toàn có thể đối phó với loại vũ khí này…

>>

Ngày 12/2/2010 vừa qua, Cục phòngthủ tên lửa Mỹ (U.S. Missile Defense Agency - MDA) đã tuyên bố thử nghiệm thànhcông hệ thống vũ khí bắn đạn lade (laser) có tên ALTB (Airborne Laser Test Bed)đặt trên một máy bay phản lực cỡ lớn Boeing B-747.

Cuộc thử nghiệm diễn ra thànhcông (theo công bố từ quân đội Mỹ) khi hệ thống vũ khí lade đặt trên máy bay củaMỹ bắn hạ 1 tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và 1 tên lửa khác sử dụng nhiên liệurắn.

Lịch sử phát triển vũ khí ladecủa Mỹ

Việc công bố thử nghiệm thànhcông hệ thống vũ khí đánh chặn tiên tiến của quân đội Mỹ hôm 12/2 vừa qua chothấy chương trình chế tạo vũ khí lade ALTB của Washington là một trong nhữngchương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí lớn nhất, nhiều tham vọng nhất củangười Mỹ từ trước đến nay.

Chương trình này là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu Washington cách đây hàngchục năm. Quân đội Mỹ lần đầu tiên đề xuất nghiên cứu chương trình vũ khí ladetrong những năm 1970.

Vũ khí lade của Mỹ có đáng sợ với Nga?

Các bộ phận cấu thành trên một chiếc phản lực cơ mang vũ khí lade

Vào thời điểm đó, người Mỹ đã sảnxuất được một loại phương tiện bay có tên NKC-135-ALL - một biến thể cải tiếncủa máy bay vận tải tiếp dầu trên không KC-135 Stratotanker dự định dùng đểchuyên chở vũ khí lade. NKC-135-ALL được sử dụng như một phòng thí nghiệm trênkhông để nghiên cứu các chương trình vũ khí lade.

Cuối những năm 1970 đầu thập kỷ 80, tập đoàn công nghệ United Technologies mộthệ thống lade nặng 10 tấn có tên 04-0.5-MWt CO2. Loại máy bay NKC-135-ALL cũngđã từng được bố trí chở và thử nghiệm một số lần vào giai đoạn này.

Kết quả thu được trong giai đoạn này tuy không nhiều nhưng cũng thuyết phục đượcgiới lãnh đạo Mỹ tin rằng công nghệ lade có thể được áp dụng để sản xuất vũ khíquân sự cho dù khả năng tấn công và đánh chặn của vũ khí lade chỉ giới hạn trongkhoảng cách vài km.

Năm 1985, quân đội Mỹ đã thử nghiệm vũ khí lade bố trí trên mặt đất. Cuộc thửnghiệm vào năm này đã thành công khi bắn cháy bình nhiên liệu của một quả tênlửa Titan-1 mô phỏng tên lửa đánh chặn xuyên lục địa (ICBM) cách nơi phát nguồnra đa 1000 mét khiến nó nổ tung.

Tất cả những lần thử nghiệm vũkhí lade của Mỹ đều được tiến hành theo chương trình Sáng kiến phòng thủ chiếnlược (Strategic Defense Initiative (SDI)).

Tuy đã từng bước thành công khi thử nghiệm vũ khí lade trên mặt đất nhưng ngườiMỹ vẫn chưa thể hoàn thành mục tiêu chế tạo vũ khí lade bố trí trên máy bay nhằmmục đích giáng những đòn đánh chặn lên những tên lửa xuyên lục địa của đốiphương từ trên cao do vấn đề loại bỏ những hạn chế của công nghệ lade vẫn chưađược giải quyết.

Vũ khí lade của Mỹ có đáng sợ với Nga?

Thiết bị phóng lade bố trí trong máy bay YAL-1 của quân đội Mỹ

Chạy đua cùng người Mỹ trong côngcuộc nghiên cứu và chế tạo những loại vũ khí chiến lược với Washington, Moscowcũng đã từng theo đuổi một chương trình chế tạo vũ khí lade tương tự người Mỹnhưng kế hoạch này đã bị huỷ bỏ sau sự kiện Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991.

Bằng chứng là việc Liên Xô đã chế tạo một loại máy bay vận tải cỡ lớn BerievA-60 có chức năng tương tự “phòng thí nghiệm lade trên không” NKC-135-ALL củaquân đội Mỹ. Vào năm ngoái 2009, có thông tin cho rằng Nga đã tái khởi động lạichương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí lade đã từng bị quên lãng này.

Cuối những năm 1990, người Mỹ tiếp tục thực hiện chương trình vũ khí lade củamình sau khi Quốc hội Mỹ thông qua Chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD).Ban đầu, yêu cầu đặt ra đối với người Mỹ là phải chế tạo được 2 máy bay mang vũkhí lade mẫu và 5 chiếc thành phẩm. Washington ra hạn kế hoạch này phải hoànthành trước thời điểm năm 2012.

Tuy nhiên, người Mỹ đã phải cân nhắc lại kế hoạch thực hiện chương trình do vấpphải một số vấn đề, một trong số đó là những khoản ngân sách quá lớn trong bốicảnh giá cả ngày càng tăng cao. Dẫu vậy, người Mỹ cũng đã chế tạo thành công 1máy bay mang vũ khí lade mang tên YAL-1 và đưa vào thử nghiệm năm 2000.

Nga có thể đối phó với vũ khí lade Mỹ?

Nhà bình luận quân sự IlyaKramnik có bài đăng trên chuyên trang của hãng thông tấn Nga Ria Novosti chohay, hiện nay chưa có những thông tin cụ thể, toàn diện về các cuộc thử nghiệmliên quan đến hệ thống vũ khí lade đánh chặn tên lửa ALTB của quân đội Mỹ.

Dựa trên những công bố của Lầu Năm Góc và những thông tin mở có thể nhận địnhrằng vũ khí lade của Washington là có thật, không thể phủ nhận đây là kết quảcủa những nỗ lực nghiên cứu của người Mỹ nhưng Moscow hoàn toàn có thể đối phóvới loại vũ khí này.

Về cơ bản, hệ thống vũ khí lade của quân đội Mỹ vừa thử nghiệm được cấu thànhbởi 3 bộ phận chính với tên gọi lần lượt: Track Illuminator Laser (TILL) (cóchức năng chiếu ánh sáng lade vào mục tiêu cần đánh chặn, đồng thời điều chỉnhcác tham số của hệ thống quang hoc của vũ khí lade); Beacon Illuminator Laser(BILL) (có chức năng tăng chỉnh và giảm quang sai khí quyển); Bệ phóng lade nănglượng cao gồm 6 module liên kết với tên gọi High-Energy Laser (HEL).

Vũ khí lade của Mỹ có đáng sợ với Nga?

Beriev A-60 có chức năng tương tự “phòng thí nghiệm lade trên không” NKC-135-ALL của quân đội Mỹ

Xét về nguyên lý năng lượng lade,hệ thống ALTB đặt trên máy bay Boeing 474 hoặc YAL-1 của không quân Mỹ chỉ cóthể bắn hạ được tên lửa đối phương khi những tên lửa này đang ở giai đoạn phóngdưới sự hỗ trợ của các bình nhiên liệu, tức là khoảng cách 200 – 250 km từ lúcđược phóng đi.

Độ chính xác của vũ khí lade bị hạn chế rất nhiều bởi các yếu tố liên quan đếnkhí quyển trái đất nên năng lượng của loại vũ khí này sẽ khó có thể được tậptrung trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Hơn nữa, trong tác chiến, lúcthời tiết xấu là lúc đối phương tấn công nhiều nhất để đảm bảo yếu tố bí mật,bất ngờ nhằm giành thế chủ động trong tấn công vũ trang.

Một đặc điểm đáng quan tâm đó là hệ thống phát năng lượng lade cũng là một condao hai lưỡi đối với không quân Mỹ vì năng lượng lade phát ra có thể khiến thânmáy bay đang chở vũ khí lade “bốc hoả” vì nhiệt độ cao dẫn đến những tai nạn bấtngờ có thể xảy ra.

Một số chuyên gia vũ khí cũng nhận định rằng, vũ khí lade của quân đội Mỹ sẽhiệu quả hơn nếu chúng được áp dụng để đối phó với những tên lửa chiến thuật cótầm bắn ngắn và trung bình. Về cơ bản các chuyên gia Nga nhận định rằng, vũ khílade của Washington không thể đối phó với các đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhântrong khoảng 20 đến 30 năm tới.

Các chuyên gia quân sự Nga cho biết nếu giả định trong tương lai Nga và Mỹ cóchiến tranh. Vũ khí lade của Mỹ có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửaxuyên lục địa của Nga lúc vừa rời khỏi bệ phóng hoặc tiêu diệt các tên lửa chiếnthuật, kể cả chiến lược của Nga lúc đang ở giai đoạn triển khai từ các phươngtiện chuyên chở cơ động.

Tuy vậy, để thực hiện được điều đó quân đội Mỹ phải triển khai được máy bay mangvũ khí lade trên lãnh thổ và vùng trời của Nga (về nguyên tắc vũ khí lade). Điềunày người Mỹ sẽ không thể thực hiện được trong vòng từ 3 đến 5 phút vì tên lửamặt đất, không quân trực chiến của quân đội Nga sẽ không để bất cứ “vật thể lạ”nào bay qua lãnh thổ Nga mà không được phép.

Vũ khí lade của quân đội Mỹ cóthể là mối đe doạ đối với các tàu ngầm chiến lược của hải quân Nga. Tuy nhiên,các chuyên gia Nga cho rằng, điều này cũng không hề đáng ngại vì hầu như toàn bộthời gian trong quá trình tuần tra, tác chiến các tàu ngầm hạt nhân của Nga đềulặn sâu dưới nước, điều này tạo ra trở ngại cho máy bay mang vũ khí lade của Mỹnhững trở lại đáng kể.

Một trong những trở ngại đó là lựa chọn góc bắn, vị trí bắn tàu ngầm của hảiquân Nga rất khó khăn, chưa kể mối đe dọa đến từ tên lửa của các tàu nổi hảiquân luôn đầy ắp các loại vũ khí phòng không hiện đại.

Vũ khí lade “dọa” được ai?

Nhà bình luận Ilya Kramnik nóirằng, vũ khí lade mà Washington vừa thử nghiệm thành công có thể đe dọa được cácquốc gia có lãnh thổ hẹp, đường biên giới ngắn, đặc biệt là các quốc gia bị côlập như Bắc Triều Tiên và Iran.

Các quốc gia như Bắc Triều Tiên và Iran mà Mỹ vẫn liệt trong danh sách nhữngquốc gia “cứng đầu khó bảo” “tài trợ khủng bố” có thể bị đe dọa bởi vũ khí ladebởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, lãnh thổ của những nước này không quá lớn, thời gian Mỹ đưa máy bay từcác nước đồng minh lân cận đến gần mục tiêu cần tiêu diệt nhanh hơn.

Thứ hai, các quốc gia này hiện đang ở thế cô lập, rất khó và chưa bố trí đượccác căn cứ quân sự phòng ngự, tấn công mạnh ở ngoài lãnh thổ.

Thứ ba, do điều kiện kinh tế khó khăn, hệ thống vũ khí phòng không của nhữngnước này sở hữu một cách có giới hạn những loại vũ khí có thể bắn hạ máy bayphản lực mang vũ khí lade được yểm trợ chặt chẽ của không quân Mỹ.

Vũ khí lade của Mỹ có đáng sợ với Nga?

Chuyên gia kỹ thuật Mỹ và thiết bị lade quân sự

Trong vài thập kỷ tới đây, rất cóthể vũ khí lade sẽ được nhiều nước nghiên cứu và tăng cường thêm những tính năngmới nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm phá bỏ những hạnchế, rào cản liên quan đến nguyên tắc và kỹ thuật lade hiện tại để biến chúngthành những vũ khí tấn công - phòng thủ nguy hiểm.

Hiện tại không thể đấu tranh chống lại các hoạt động nghiên cứu, chế tạo vũ khílade công nghệ cao vì những văn kiện hợp pháp quốc tế đã ký kết hiện nay khônggiới hạn một cách hiệu quả việc lạm dụng những tiến bộ trong nghiên cứu côngnghệ lade để chế tạo vũ khí sử dụng cho mục đích quân sự.

Cần thừa nhận rằng hiện nay Nga đang phát triển các loại tên lửa đạn đạo thế hệmới có khả năng “chọc” thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào, kể cả hệthống phòng ngự có bố trí vũ khí lade. Các chuyên gia kỹ thuật quân sự của Ngacũng đang tập trung thảo luận việc ứng dụng công nghệ chống lade cho các tên lửađạn đạo thế hệ mới của mình.

Theo Bình Nguyên
Vũ khí lade của Mỹ có đáng sợ với Nga?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.