Thể thao Việt Nam thời..."đại loạn"

Cho đến lúc này người hâm mộ nước nhà chưa hết sốc với giá thuê sân Mỹ Đình ban đầu lên đến 1,6 tỷ đồng, chưa kể chuyện thầy dạy vận động viên Trương Thanh Hừng đòi "xin tình" học trò mới thấy thể thao nước ta "loạn cào cào" như thế nào.

Cho đến lúc này người hâm mộ nước nhà chưa hết sốc với giá thuê sân Mỹ Đình ban đầu lên đến 1,6 tỷ đồng, chưa kể chuyện thầy dạy vận động viên Trương Thanh Hừng đòi "xin tình" học trò mới thấy thể thao nước ta "loạn cào cào" như thế nào.

Từ chuyện ồn ào quanh sân Mỹ Đình
 
Trong thời gian ngắn vừa qua, thể thao Việt Nam đón nhận nhiều tin kém vui, chỉ ra những bất cập phía sau hậu trường thể thao nước nhà. Từ chuyện 4 ông trọng tài nhận tiền hối lộ bị phanh phui khiến cuộc "đảo chính" trong ban trọng tài diễn ra. Bỗng nhiên nửa mùa giải êm đẹp đi qua bị phá vỡ khi chuyện "bắn" thủng trọng tài bằng tiền từ quá khứ bỗng hiện về. Nhiều đội chột dạ bởi làm bậy, trong khi số còn lại cũng đứng ngồi không yên vì sợ thua thiệt.
 
Chính trưởng giải Trần Duy Ly còn thẳng thắn cho biết có 10 trọng tài khác cũng nằm trong tầm ngắm vì có "đi lại", quan hệ với các đội bóng. Nhưng số trọng tài này là ai lại không được nêu tên, cho thấy lãnh đạo nghành bóng đá ở ta lại ngại cải tổ, khi ám ảnh từ mùa 2005, khi hàng loạt trọng tài hàng đầu bị bắt vì "đi đêm" với các đội bóng.

Hết trọng tài bị mua chuộc đến sân Mỹ Đình đòi giá thuê tiền tỷ khiến bộ mặt bóng đá Việt Nam xấu đi trước dư luận nói chung

Chuyện cũ chưa qua chuyện mới lại xuất hiện thậm chí biến sân cỏ Việt trở thành sân khấu không khác gì giới showbiz. Nào là chuyện ban quản lý sân Mỹ Đình thét giá 1,6 tỷ tiền thuê sân cộng 500 vé khách mời để đạt được thỏa thuận với ban tổ chức. Đến lượt Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) lẫn hai nhà tài trợ Eximbank, Hoàng Anh Gia Lai cũng tung hỏa mù, khi cho biết đây là hoạt động mang tính chính trị chứ không phải kiếm tiền. Lợi nhuận thu về từ việc mời Arsenal sang đây có giá trị "0" đồng chứ ban tổ chức không có lợi nhuận gì cả.
 
Dường như đây là hành động đánh lạc hướng, có lợi cho chính ban tổ chức khi cuộc tranh chấp được đẩy lên nấc thang khiếu nại lên tận Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và thậm chí là Chính phủ. Dù bảo lợi nhuận bằng không, nhưng sức hút từ chuyện cái giá thuê sân, Arsenal sang Việt Nam cũng lên cả báo Anh vì cuộc đấu khẩu hoàn toàn có lý từ ban quản lý sân Mỹ Đình đến ban tổ chức trận đấu. Đến cả thông tin tuyển Việt Nam chính thống hay tuyển ngôi sao V-League cũng bị tung ra hư hư thực thực khiến người hâm mộ cũng cảm giác bị lừa... Tóm lại vở kịch quanh chuyến du đấu Arsenal đủ làm cả hai bên thỏa mãn, trong khi khán giả mệt nhoài không biết đâu đúng, đâu sai.
 
Chỉ khổ khán giả Việt Nam bị quay cuồng trong thông tin nhiễu loạn từ hai phía, sự thất vọng cách làm ăn mang tính PR của ban tổ chức trận đấu. Cuối cùng sân Mỹ Đình cũng có được cái giá thuê sân như mình ưng ý, danh tiếng và cả tai tiếng cho ban tổ chức mời Arsenal giao hữu sang Việt Nam cũng thành công mỹ mãn.
 
Đến chuyện thầy xin tình trò, bỏ trốn ra nước ngoài
 
Chưa hết độ nóng bỏng quanh chuyện bóng đá, làng điền kinh quốc gia cũng phen rúng động trước tin vận động viên Trương Thanh Hằng bị (huấn luyện viên) HLV Nguyễn Tuấn Anh quấy rối tình dục. Đáng nói HLV này là HLV phó đội tuyển điền kinh quốc gia tổ cự ly dài,marathon lẫn cán bộ có chức có quyền tại trung tâm huấn luyện quốc gia Đà Nẵng.
 
Nhưng sau sự việc kể trên, lãnh đạo trung tâm huấn luyện quốc gia Đà Nẵng chỉ cảnh cáo, rút tên khỏi ban huấn luyện đội tuyển quốc gia, chứ giữ nguyên chức vụ tại Trung tâm huấn luyện quốc gia Đà Nẵng. Nghe đâu HLV này không chỉ có hành vi ấy lần đầu, nhưng đến lần này mới được đưa ra ánh sáng, khi vận động viên Trương Thanh Hằng bức xúc trước hành vi trắng trợn của người dạy mình nên tố cáo lên lãnh đạo.
 
Nghe đầu câu chuyện như thế không thiếu trong làng thể thao Việt Nam, nơi có nhiều bí ẩn hậu trường chưa được sáng tỏ. Thực tế như chuyện xảy ra với Trương Thanh Hằng, lãnh đạo nghành thể thao cũng xử lý nhẹ chứ không quá mạnh tay, khiến dư luận càng bức xúc khi cái xấu trong nghành thể thao chưa bị diệt tận gốc.

Chuyện nữ hoàng cự ly 800m Trương Thanh Hằng bị thầy đòi tình cho thấy bức tranh hậu trường thể thao Việt Nam có nhiều góc khuất cần được phanh phui

Cảm giác hình ảnh thể thao Việt Nam ngày càng méo mó, biến tướng từ những chuyện đã qua. Như năm 1996, khi thể thao bắt đầu hội nhập với quốc tế nhiều hơn đã có đến 5 vận động viên của Hà Nội bỏ trốn để ở lại Nga. Đến năm 2002, lại có thêm Tạ Đình Đức, Phí Hữu Sơn ở môn vật bỏ trốn khi đang tập huấn tại Hàn Quốc.
 
Năm 2008, thể thao Việt Nam lại có thêm 3 đô vật Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Doãn Dũng, Dương Đình Nam cũng "đào tẩu" tại Hàn Quốc. Với môn rowing, trường hợp của Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn bỏ chốn ở lại Australia để làm lao động bất hợp pháp với giấc mơ đổi đời vẫn còn đắng lòng nhiều người. Chính kỳ thủ cờ vua Lê Quang Liêm thừa nhận: "Vận động viên bỏ trốn làm tổn thương thể diện đất nước" cũng xoay quanh vấn đề "nóng" này.

Cái vòng luẩn quẩn quanh thể thao Việt Nam như thế, từ chuyện bỏ trốn ra nước ngoài, thầy xin tình trò, trọng tài bị mua chuộc, ban quản lý sân lẫn ban tổ chức giành giật tiền lợi nhuận... càng thấy thể thao Việt Nam xấu hơn trong mắt khán giả nước nhà lẫn bạn bè quốc tế cũng vì thế.

Theo VnMedia.vn
 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.