Người Nhật không chỉ muốn có Công Phượng - Tuấn Anh

Công Phượng và Tuấn Anh thuộc lò đào tạo Học viện HAGL - Arsenal JMG khiến nhiều người lầm lẫn các đội bóng thuộc J.League 2...

Công Phượng và Tuấn Anh thuộc lò đào tạo Học viện HAGL - Arsenal JMG khiến nhiều người lầm lẫn các đội bóng thuộc J.League 2 (Giải hạng Nhì Nhật Bản) kén chọn cầu thủ. Đó chỉ là một phần bởi vì báo chí xứ sở hoa anh đào cho biết tổ chức Japan Foundation của Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch 5 năm về bóng đá với 10 quốc gia thành viên (không ghi rõ là bỏ 1 quốc gia nào) của ASEAN.

Đó là kế hoạch mà Nhật Bản muốn giúp đỡ đội tuyển bóng đá nam các nước ASEAN tìm vé dự Olympic 2020 mà Tokyo là thành phố đăng cai; đồng thời nhằm quảng bá J.League 1 và J.League 2 tới các thị trường tiềm năng ở ASEAN. Kế hoạch này bắt đầu từ tháng 11.2015.

Trước cuối năm tài chính này (kết thúc vào tháng 3.2016), 3 CLB thuộc J.League là Kawasaki Frontale, Yokohama F.Marinos và Matsumoto Yamaga sẽ gửi các HLV tới 3 nước Việt Nam, Thái Lan và Singapore. CLB ở J.League 2 là Omiya Ardija sẽ đưa các HLV tới Lào và Campuchia. J.League sẽ sớm quyết định những CLB nào của họ được cử HLV sang 5 nước còn lại. Dựa theo nhu cầu của từng quốc gia mà các HLV Nhật Bản sẽ huấn luyện đội trẻ quốc gia hay CLB mạnh với những cầu thủ còn ở lứa tuổi học sinh trung học.

nguòi nhạt khong chỉ muón có cong phuong - tuan anh hinh anh 1

Công Phượng và Tuấn Anh. Ảnh: Zing.vn.

J.League có kế hoạch cho Việt Nam trong năm tài chính này. CLB Kawasaki sẽ gửi các HLV tới Việt Nam 2 lần; mỗi lần kéo dài 1 tuần. Những HLV Nhật Bản chủ yếu làm việc ở đội mạnh B.Bình Dương. Có thể Kawasaki và B.Bình Dương sẽ trao đổi cầu thủ. Từ năm tài chính tiếp theo, các HLV Nhật Bản sẽ tới Việt Nam thường xuyên hơn và dài ngày hơn. Do đó, khả năng các cầu thủ Việt Nam lần lượt sang Nhật Bản thi đấu, hoặc ngược lại các cầu thủ Nhật Bản có mặt ở V.League sẽ ngày càng nhiều hơn.

Dù các CLB ở J.League đang gặp khó khăn tài chính nhưng vẫn cố gắng tăng cường số lượng trận đấu truyền hình trực tiếp ở các nước ASEAN. Phía Nhật Bản không hề e ngại sự giúp đỡ này có thể “gậy ông đập lưng ông” khi các nước ASEAN quay lại cạnh tranh suất dự World Cup với Nhật Bản. Một quan chức J.League nói rằng sự lớn mạnh của bóng đá các nước ASEAN cũng sẽ giúp cho bóng đá Nhật Bản lớn mạnh hơn.

Nếu như sự trao đổi cầu thủ được dự báo nhiều thuận lợi thì mục tiêu giúp các đội bóng ASEAN kiếm suất dự Olympic 2020 tại Tokyo là không hề dễ dàng chút nào, bởi vì thời gian quá ngắn mà cách biệt đẳng cấp lại quá lớn. Đội tuyển nam Thái Lan từng dự Olympic vào năm 1956 và 1968. Indonesia vào năm 1956. Lần cuối cùng bóng đá tại đấu trường Thế vận hội có sự góp mặt của đội tuyển ASEAN là Olympic 1972 của Malaysia và Myanmar.

Theo Hoàng Hưng (SGGP)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.