VPF dự thu hơn 130 tỷ ở mùa 2016: Lại là...bánh vẽ?

Một trong những điều đáng chú ý trong cuộc họp HĐQT của Cty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) vừa diễn ra chính là số tiền dự thu lên tới 131,135 tỷ đồng ở mùa giải 2016.

Một trong những điều đáng chú ý trong cuộc họp HĐQT của Cty Cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) vừa diễn ra chính là số tiền dự thu lên tới 131,135 tỷ đồng ở mùa giải 2016. Đây là con số rất lớn, nếu như nhìn vào những gì mà VPF đạt được trong suốt 4 năm đứng ra điều hành, tổ chức các giải đấu của BĐVN...

Từ thực tế...

Theo những công bố ở lễ tổng kết mùa giải 2015, tổng tiền thu vào của VPF từ tài trợ, bản quyền truyền hình, tiền đóng góp từ các đội bóng tham dự giải...rơi vào khoảng 75 tỷ đồng.

Con số này thực là thấp hơn nhiều so với sự kỳ vọng của VPF khi theo như dự kiến ở mùa giải 2015 sẽ kiếm được khoảng 100 tỷ đồng từ các hợp đồng quảng cáo, tài trợ...

VPF, VFF, Cao Văn Chóng, tiền, tỷ, V.League

Các trận đấu ở V-League đang xuống thấp về chất lượng

Và nên nhớ rằng, đây cũng không phải lần đầu tiên VPF "thất thu" so với những gì mình đã dự kiến. Bởi ở các mùa giải trước đó, hầu hết tiền đổ về két chỉ đạt khoảng 70-80 % so với tính toán ban đầu.

Nhìn lại 4 năm bắt đầu đi vào hoạt động, đứng ra điều hành, tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam có lẽ chỉ năm đầu tiên 2012 VPF đạt được thành công như mong muốn, tức lãi to theo như con số công bố.

Cụ thể hơn ở mùa giải đầu tiên này VPF đã thông báo lợi nhuận lên tới hơn 60 tỷ đồng. Và điều này đã khiến họ tự tin vào sự phát triển hơn trong tương lai, nhưng thực tế lại rất...suy sụp.

Điển hình như mùa giải ngay sau đó, năm 2013 những gì VPF "để dành" được chỉ là 3,6 tỷ đồng sau khi trừ tất cả các chi phí trong mùa giải như tiền thưởng, chia về cho các đội bóng...

Những năm sau đó tình hình vẫn không khá hơn khi thực chi lẫn thực thu hoàn toàn là gần như ngang nhau. Và điều đó đồng nghĩa việc có lãi lớn như năm đầu tiên là bất thành...

...đến cái bánh vẽ mới

Một thực tế rất dễ nhận ra rằng, càng về sau này việc tìm kiếm nhà tài trợ hay nôm na là tiền cho các giải đấu của BĐVN không còn dễ dàng như trước đây nữa.

VPF, VFF, Cao Văn Chóng, tiền, tỷ, V.League

Chính bởi thế kiếm được nhà tài trợ là rất khó

Có hàng loạt lý do, để khiến VPF không thể hoàn thành những khoản thu theo như dự kiến. Nhưng điều thấy rõ nhất chính là chất lượng của giải đấu ngày càng đi xuống kèm theo hàng loạt vấn đề để khiến các nhà tài trợ...chạy mất dép.

VPF đã rất vất vả mới có thể kiếm được nhà tài trợ chính cho các giải đấu của mình. Thậm chí ở giải hạng Nhất vào phút chót mới kiếm được tài trợ, điều đáng chú ý đó lại là một ngân hàng mà bầu Thắng có cổ phần lớn ở đó.

Hoặc như những năm trước, với sự hỗ trợ từ chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng phía Eximbank mới đồng ý tài trợ cho V-League, nhưng khi ông Dũng không còn giữ được vị thế, ngân hàng này cũng nói lời tạm biệt sau 3 năm gắn bó.

Với nhà tài trợ Toyota, chắc chắn mùa 2016 con số lũy tiến sẽ là không thể bởi theo như cam kết phía đối tác mới này cũng chỉ ký hợp đồng theo từng năm với mức tài trợ khoảng 1 triệu USD mà thôi.

Bằng chỉ chừng đó phần cứng, thêm vào đó là khoản tiền ký quỹ của từng CLB, hay những hợp đồng từ các đối tác như HA.GL Group, Đồng Tâm Group...e rằng để hoàn thành chỉ tiêu hơn 131 tỷ đồng là điều rất khó, thậm chí là không thể với tình hình hiện tại.

Bản thân người trong cuộc là chủ tịch HĐQT ông Võ Quốc Thắng đã từng chia sẻ rằng "giờ kiếm tài trợ rất khó, nên cần nhiều sự hỗ trợ những mặt tốt của giải đấu từ truyền thông để hút được tài trợ..." là đủ hiểu mọi thứ đang diễn ra thế nào.

Bởi thế mới nói VPF đang vẽ ra chiếc bánh rất lớn, dù trong tay không hề có nguyên liệu tốt hay thợ làm bánh giỏi là vì vậy...

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.