Án kỉ luật ở V-League: Đúng luật thì ai làm bóng đá?

V-League 2013 đang nảy sinh quá nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý do vẫn còn tư tưởng “cái tình lớn hơn cái lý”.

V-League 2013 đang nảy sinh quá nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý do vẫn còn tư tưởng “cái tình lớn hơn cái lý”.

Điểm nhấn gây tranh cãi nhất vòng đấu 18 V-League vừa qua là màn "làm loạn" của CĐV xứ Nghệ trên sân Gò Đậu. Với số lượng lớn, CĐV của SLNA đã gây ra tình trạng mất an toàn trên sân B.Bình Dương khiến sân đấu này luôn ở trong tình trạng “sắp vỡ”.


Đối chiếu với điều lệ của giải, cả SLNA và BTC sân Bình Dương đều vi phạm kỉ luật. Tuy nhiên, theo các quyết định kỉ luật mà VFF vừa công bố chiều nay, BTC sân Gò Đậu chỉ phải nhận hình thức kỉ luật là “cảnh cáo” (vi phạm khoản 1 Điều 68 Quy định về kỷ luật của LĐBĐVN). Nghĩa là VFF vẫn chưa đưa ra án phạt nào mang tính răn đe dù đây không phải là lần đầu tiên các SVĐ tại V-League vi phạm.

Trước đó, sân Vinh nhiều lần rơi vào tình trạng “suýt vỡ”, sân Thanh Hóa dậy lên sự cố trọng tài. Công tác an ninh không được đảm bảo theo đúng điều lệ V-League. Tuy nhiên, VFF vẫn “giơ cao đánh khẽ” dù mạnh miệng tuyên bố sẽ làm triệt để công tác đảm bảo an ninh.

Vào hôm 1/8 vừa qua, BTC V-League 2013 đã có cuộc họp với các Ban trọng tài, Ban kỷ luật và Ban tư vấn đạo đức về công tác tổ chức, điều hành 17 vòng đấu đã qua, đồng thời đề ra phương hướng cho 5 vòng đấu cuối giải.

Trong cuộc họp này, ông Nguyễn Hải Hường (Trưởng ban kỉ luật) đã phát biểu khá bất ngờ rằng "Ở bóng đá Việt Nam mà làm đúng luật thì có lẽ sẽ không còn ai làm bóng đá. Bởi lẽ, nhiều lãnh đạo CLB, quan chức và cầu thủ không nắm vững luật, đặc biệt là ý thức chuyên nghiệp không cao''.

Nói như vậy có nghĩa rằng VFF đang thờ ơ trước những hành vi vượt quá giới hạn của các đội bóng. Thử hỏi bao giờ V-League mới thực sự chuyên nghiệp dù vẫn mang trên mình 2 chữ “chuyên nghiệp”. Mọi sự cố đều nảy sinh từ việc “nhiều lãnh đạo CLB, quan chức và cầu thủ không nắm vững luật, đặc biệt là ý thức chuyên nghiệp không cao''.

Ở châu Âu, kỉ luật là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự chuyên nghiệp. Ai không nắm vững luật thì giải thích, ai thiếu ý thức chuyên nghiệp thì răn đe… Còn nếu vẫn vượt quá khuôn khổ cho phép, phải nhận án phạt. Hình thức phạt phải tăng dần để đảm bảo tính răn đe… Có như vậy, sự chuyên nghiệp mới tăng dần.

Xét riêng ở việc quản lý sân và khán giả, BTC cần đưa ra các hình thức kỉ luật nặng tay, thậm chí “treo sân”. Từ đó, những cảnh tượng quen thuộc như trèo tường, đu hàng rào,… mới chấm dứt. Còn hiện tại, những cảnh tượng này vẫn diễn ra đều đều qua mỗi vòng đấu. Những khán giả chân chính vào sân vẫn luôn đối mặt với sự nguy hiểm thường trực trong khi những người có trách nhiệm thì rơi vào tình trạng... bất lực.

Nếu tình trạng này mãi tiếp diễn, rất khó để V-League có thể trở thành món ăn tinh thần cũng như xứng đáng với sự kỳ vọng của NHM nước nhà.

Theo Bongdaso


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.