Bóng đá Việt khủng hoảng: Cho cầu thủ đi... bán vé?

Hôm qua nhiều tờ báo dẫn lại lời Bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ khi Ủy ban thường vụ Quốc hội truy vấn về đề xuất hoãn kế hoạch tăng lương năm 2013. Đại ý của Bộ trưởng Huệ "không còn dư địa để tăng thêm nữa, trừ phi… in thêm tiền".

Hôm qua nhiều tờ báo dẫn lại lời Bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ khi Ủy ban thường vụ Quốc hội truy vấn về đề xuất hoãn kế hoạch tăng lương năm 2013. Đại ý của Bộ trưởng Huệ "không còn dư địa để tăng thêm nữa, trừ phi… in thêm tiền".

Hiển nhiên sẽ rất khó để thuyết phục rằng cần phải in nhiều tiền để tăng lương dù mức tăng lương tối thiểu chỉ khoảng 100.000 đồng/tháng thay vì theo lộ trình là tăng 150.000 đồng/tháng.

Song so với cuộc đua với giá, tăng lương là nhu cầu chính đáng, hơn nữa việc tăng lương cũng góp phần tăng sức mua, tăng chỉ số giá tiêu dung và để kích hoạt kinh tế.

Cũng trong hôm qua, sau trận bóng đá của Tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình thì câu chuyện đầu tư, lương, chuyển nhượng ở cấp CLB cũng đã trở nên nóng hổi.

Bóng đá Việt khủng hoảng: Cho cầu thủ đi... bán vé?
 Navibank Sài Gòn đã được bán với giá 21 tỷ

N.Sài Gòn chấp nhận cái giá 21 tỷ để bán CLB cho một đại gia, được cho là người Ninh Bình. Cái giá rẻ giật mình nếu biết rằng cách đây không lâu N.Sài Gòn phải dốc túi để lấy 1 tuyển thủ trong số này với cái giá tròn 10 tỷ. Một CLB được bán đi bán lại với cái giá tương đương với một căn biệt thự.

Thực ra trong bối cảnh nhà đất đóng băng này, nhiều biệt thự bỏ hoang hoặc cũng chỉ để… nuôi bò.

Sài Gòn Xuân Thành tuyên bố giảm 30% đầu tư, đồng thời giảm ít nhất 30% lương cầu thủ. Theo một số thông tin, họ có thể giảm tới 41%.

SLNA có vẻ như vẫn được… sống khi Bắc Á chấp nhật chốt lại con số 30 tỷ, chỉ bằng chưa đến 60% năm ngoái và để có thể hoạt động, SLNA cần thêm 20 tỷ nữa, có khả năng lấy từ ngân sách.

Nhìn chung nếu như trước đây, mức đầu tư chung rơi vào khoảng 80 thậm chí 100 tỷ thì hiện tại có cố gồng gánh thì mức đầu tư mỗi năm cho một CLB giảm 50% tức là khoảng 40-50 tỷ vẫn bị cho là quá nhiều.

Ông bầu - đồng thời cũng là nhà môi giới cầu thủ Trần Tiến Đại vừa tiết lộ rằng: "Chúng tôi sẵn sàng mua anh với giá 13 tỷ nhưng thương vụ không thể thành công. Tấn Tài là dạng cầu thủ không thể mua được bằng tiền, kể cả khi có rất nhiều tiền đi chăng nữa". Nhưng câu này cần đặt trong bối cảnh "đã từng" chứ không phải hiện tại. Ở Việt Nam làm gì có cầu thủ nào không thể mua được bằng tiền và sẽ là một động thái điên rồ nếu mua một cầu thủ với cái giá bằng một nửa đội bóng… hàng xóm.

Nếu như trong địa hạt tăng lương, cửa cuối cùng và có thể là cái phao để bám vào chỉ là "in thêm tiền" và chấp nhận những hệ lụy mà nó đem lại thì lĩnh vực bóng đá rõ ràng là không thể in thêm bất kỳ điều gì. Điều hy vọng le lói là có thể… in thêm vé nhưng với điều kiện đội bóng đá phải chơi thật hay và có khả năng lấp kín SVĐ.

Một ông chủ đội bóng - từng kinh doanh nhiều lĩnh vực cho rằng: "Tôi thấy nhiều nơi, để đảm bảo đồng lương được trả, các công ty yêu cầu chính nhân viên của mình đi bán hàng. Giao sản phẩm, giao chỉ tiêu ai hoàn thành thì lĩnh 100% lương, ai kém hơn thì trừ. Chuyện này không hẳn vì tiền mà chính vì muốn nhân viên cảm thấy có giá trị đồng lương và gắn bó với công ty hơn. Có khi nào cũng nên yêu cầu các cầu thủ phải đi… bán vé trận đấu bóng để mong họ có trách nhiệm hơn không?".

Nói vậy chứ ai làm thế, nếu cầu thủ có bị giảm lương thì cũng may là họ nằm trong cái giảm chung mà trách nhiệm phải gánh, thực sự vẫn là quá ít.
Theo Thể thao 24h


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.