ĐTVN trước trận gặp Thái Lan: Nhớ Quốc Vượng

Quốc Vượng là mẫu tiền vệ hiếm của Việt Nam có đầy đủ các phẩm chất mà người Thái e ngại nhất.

Quốc Vượng là mẫu tiền vệ hiếm của Việt Nam có đầy đủ các phẩm chất mà người Thái e ngại nhất.

Datsakorn Thonglao, số 7 cự phách của tuyển Thái Lan, vẫn luôn thừa nhận trong những lần đối đầu với U23 hay ĐTVN, người khiến anh ngán ngẩm nhất là Quốc Vượng. Các HLV tuyển Thái hồi đó, ngoài bài toán phong tỏa Văn Quyến, còn phải tìm phương án “xé” Quốc Vượng ra khỏi hệ thống đánh chặn từ xa của Việt Nam.

Hỏi vì sao, Thonglao bảo rằng Vượng chuyền và sút xa cũng tốt như anh, nhưng trội hơn ở khả năng tranh chấp. Cách đá rát và quyết liệt của Vượng làm cho Thonglao rất bối rối mỗi khi cầm bóng, thường không có thời gian xoay xở nhiều mà phải chuyền ngay.

Thật tiếc là khi Thonglao còn toả sáng dài dài thì sự nghiệp của Quốc Vượng sớm bị đóng sập lại bởi scandal Bacolod 2005. Từ đó trở đi, bóng đá Việt dù xuất hiện thêm nhiều tiền vệ phòng ngự giỏi, nhưng về cơ bản đã… tuyệt chủng mẫu người cầm trịch đa năng và có uy như Vượng.

Sự thật là Quốc Vượng chưa bao giờ có mặt trong một trận nào Việt Nam thắng Thái ở giải chính thức, nhưng cách khả dĩ nhất để hạn chế sức mạnh của người Thái là cắm một cái chốt như anh ở giữa sân.

Miura, trong trận thua ở lượt đi trên sân Rajamangala, đã phải dùng đến hai cầu thủ đá rắn là Minh Châu và Khánh Lâm, mà vẫn không hiệu quả. Tỷ số thua thì là tối thiểu, nhưng cách chơi của ĐTVN hôm đó tạo ra sự thất vọng tối đa.

Không chỉ người hâm mộ Việt Nam chán nản, bực bội. Ngay cả khán giả Thái Lan, vốn vẫn quý mến và coi ĐTVN là đối thủ đáng xem trong khu vực, cũng phải ngạc nhiên vì lối đá tiêu cực của thầy trò Miura.


Sự tự tin của Vượng khi đối đầu với người Thái là điều các tuyển thủ VN cần học hỏi. Ảnh: Bongdanet.
Sự tự tin của Vượng khi đối đầu với người Thái là điều các tuyển thủ VN cần học hỏi. Ảnh: Bongdanet. Sau trận đó, truyền hình Thái Lan phát đi phát lại những hình ảnh mà họ cho là xấu xí.

Ở đấy, người ta thấy Minh Châu và Khánh Lâm dường như không chơi bóng, nhiệm vụ của họ chỉ là chạy theo các cầu thủ tấn công của đối phương và ôm, kéo, đẩy, xoạc, đôi khi còn… vật nữa.

Cũng mừng là ở trận lượt về sắp tới (13/10), chắc hẳn ông Miura sẽ mạnh dạn chơi một thứ bóng đá “fair” hơn, nhờ hiệu ứng từ trận hoà Iraq. Đó là một trận đấu mà theo HLV kỳ cựu Vương Tiến Dũng, đã cho ĐTVN một liều thuốc an thần rất tốt để chúng ta gạt bỏ được tâm lý tự ti khi gặp Thái.

Nhưng đá với Thái rõ ràng là khác Iraq rất nhiều. Cặp Duy Mạnh – Huy Hùng cho thấy không phải cứ “tay đao, tay búa” mới làm được việc, nhưng đấy là trước những tiền vệ Tây Á. Với lối đá không tiền đạo của Thái Lan, các tiền vệ của Miura buộc phải lúc cứng lúc mềm, vừa phán đoán, vừa xoay sở, và khi có thời cơ phải biết xốc dậy tấn công…

Tuy nhiên, trong đội hình của ông Miura lúc này thắp đuốc đi tìm cũng không thấy tiền vệ nào đủ linh hoạt để chuyển từ thủ sang công chỉ bằng vài cái “nhấn ga”. Tiền vệ biết chuyền những đường “chết chóc” đã khó, sút xa để giải quyết tình huống lại càng không.

ĐTVN trước trận gặp Thái Lan: Nhớ Quốc Vượng
Khán giả giờ đây chỉ còn được xem Quốc Vượng trên các sân bóng phủi khi sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp của anh kết thúc ở tuổi 22. Ảnh: Quốc Bảo.

Cả triệu người Việt Nam luôn khát khao chiến thắng mỗi lần đối đầu với Thái, nhất là ở Mỹ Đình. Nhưng khó lắm, nếu cứ chơi theo kiểu Mayweather, căng mình ra chịu đấm để chờ người ta sơ hở…

Bỗng nhiên lại càng da diết nhớ về Quốc Vượng. Tròn 10 năm, bóng đá Việt Nam vẫn chưa tìm lại được hình bóng của anh!

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.