Gần 100% VĐV "giải quyết" tại bể bơi

"Giải quyết" ngay trong hồ bơi không phải là chuyện lạ đời. Một nghiên cứu của Hội đồng Nước và Sức khỏe Mỹ cho thấy 1/5 người trưởng thành thừa nhận họ đã từng "tè" trong bể bơi. Nhưng vấn đề là các vận động viên Olympic thì sao? Họ đã từng một vài lần không thể nhịn nổi như người thường không?

"Giải quyết" ngay trong hồ bơi không phải là chuyện lạ đời. Một nghiên cứu của Hội đồng Nước và Sức khỏe Mỹ cho thấy 1/5 người trưởng thành thừa nhận họ đã từng "tè" trong bể bơi. Nhưng vấn đề là các vận động viên Olympic thì sao? Họ đã từng một vài lần không thể nhịn nổi như người thường không?

Câu trả lời là có. Và câu trả lời này đến từ Carly Geehr, một cựu thành viên đội bơi lội quốc gia của Mỹ. Geehr trả lời trên trang web Quora: "Gần 100% kình ngư tranh tài đỉnh cao đã từng "tè" trong hồ bơi. Một số chối đây đẩy, một số còn tự hào nhưng ai cũng đã từng làm".

Nhà vô địch Olympic người Mỹ, Ryan Lochte.

Một câu hỏi thú vị hơn, vậy họ làm việc ấy lúc nào? Geehr nêu ra, nội dung bơi ếch là thường xảy ra nhất. Còn thời điểm, chính là trước khi bắt đầu bơi. Tất nhiên các kình ngư đều phải giải quyết trước khi thi đấu nhưng ai mà biết được khi cơ thể bạn có những logic riêng. Lượng Adrenaline tăng và những dây thần kinh kích thích sẽ làm rất nhiều kình ngư muốn "đi tè" ngay trước khi bơi. Thật bất tiện và cũng không kịp để họ trèo lên bờ và chạy vào...toilet. Vì vậy, xử ngay tại chỗ là cách nhiều kình ngư chọn. Và nơi xuất phát là nơi lý tưởng để họ làm điều đó.

Cameron Van der Burgh, nhà vô địch Olympic và cũng là chuyên gia bơi ếch

Một tình huống khác là khi làm nóng hoặc luyện tập. Điều này xảy ra khá thường xuyên và bạn phải chấp nhận thôi, Geehr cho biết thêm. Cô kể "Tôi có một đồng đội tự nhiên la lớn lên "Tôi đang tè!". Ít nhất cô ấy cũng cảnh báo cho chúng tôi. Tôi thề đã từng bơi đằng sau nhiều người cứ tự nhiên mà giải quyết."

Tuy nhiên, các VĐV sẽ không dại gì "giải quyết" ở những bể bơi sử dụng nhiều hóa chất sẽ "mách lẻo" chuyện của họ bằng việc phản ứng tạo thành màu sáng.

Nên tắm trước và sau khi bơi.

Các tổ chức y tế khuyến cáo người bơi nên tắm trước và sau khi bơi là có lý do, bởi nó sẽ giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh ngoài da do dưới nước là hỗn hợp chứa mồ hôi, mỹ phẩm và urine. Nó có thể gây đỏ mắt hoặc bệnh viêm da cho người bơi.

Theo VTC News



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.