Kết thúc lượt đi V-League: Hỗn loạn và bạo lực

Rất nhiều tiền đã được các CLB đổ ra mang theo hy vọng nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng VLeague. VFF cũng từng hứa sẽ làm hết sức mình, nhằm cụ thể hóa mục tiêu chuyên nghiệp hóa. Nhưng sau nửa chặng đường, đáng buồn là sự hỗn loạn và những màn bạo lực sân cỏ xảy ra liên tiếp.

Rất nhiều tiền đãđược các CLB đổ ra mang theo hy vọng nâng cao sức cạnh tranh và chất lượngV-League.

VFF cũng từng hứa sẽ làm hết sức mình, nhằm cụ thể hóa mục tiêu chuyênnghiệp hóa. Nhưng sau nửa chặng đường, đáng buồn là sự hỗn loạn và những màn bạolực sân cỏ xảy ra liên tiếp.

Sân cỏ thành võđài
 
360 thẻ vàng và 26 thẻ đỏ đã được các trọng tàirút ra chỉ sau lượt đi (theo số liệu từ VFF) thực sự cho thấy một con số báođộng. Phía sau mức trung bình gần 4 thẻ vàng/trận và 2 thẻ đỏ/mỗi vòng đấu,V-League đang trở thành một “đấu trường”, nơi các cầu thủ thể hiện kỹ năngtiểu xảo, những pha bóng bạo lực hơn là chơi bóng.
 
Nhìn lại 13 vòng đấu đã qua của V-League, khôngvòng nào  vấn đề bạo lực không được giới truyền thông đề cập. BTC giải cũnglập một “kỷ lục” với 16 thông báo phạt và kỷ luật. Mà trong đó, người ta cóthể điểm mặt quá nhiều đội bóng đang dần trở thành “tiêu điểm” của lối chơi“chém đinh, chặt sắt”.
Kết thúc lượt đi V-League: Hỗn loạn và bạo lực

Cảnh hỗn loạn này là điều thường thấy ở nửa mùa giải đã qua của V-League 2010

 
Sau giai đoạn I, người hâm mộ sẽ không thể nàoquên màn “tỷ võ” trong trận đấu giữa K.KH và HA.GL ngay trong buổi chiềukhai mạc. Tiền đạo Agostinho (K.KH) đã dành cho Văn Trương (HA.GL) một cúkung-fu, rồi sau đó nhận lại tình huống bóp cổ từ đối thủ này.
 
Cuộc đối đầu giữa SLNA và SHB.ĐN trên sân Vinh(vòng 7) khiến HLV Lê Huỳnh Đức gần như “phát khùng”, khi chỉ tính trong 90phút, thống kê cho thấy các học trò của anh đã phải nhận... 13 cú vào bóngcực kì ác ý của cầu thủ chủ nhà. Trận ấy, SHB.ĐN thua tan nát 0-5, nhưng rờisân, nhiều cầu thủ đội khách ấm ức đến mức suýt lao vào ăn thua đủ với đốithủ.
 
Đỉnh điểm của sự bùng phát bạo lực qua nửa chặngđường V-League 2010 còn phải kể đến trận đấu giữa XM.HP và HN T&T. Con số kỷlục 36 thẻ vàng và 2 thẻ đỏ mà XM.HP phải nhận có “đóng góp” lớn từ trận cầunhuốm màu bạo lực này. Hôm ấy, một cầu thủ HN.T&T thậm chí đã phải rời sânvới khuôn mặt bê bết máu và khán giả Hải Phòng, từ ấm ức đã nổi loạn đập pháphản đối đội nhà.
 
 
Những án phạt “giơ cao đánh khẽ” của BTC giải vôtình đã khiến V-League trở nên hỗn loạn với hàng loạt sự cố rất “phi luật”và những biểu hiện rõ rệt của sự xuống cấp văn hóa bóng đá.
 
Nửa đầu mùa giải này, chỉ riêng CĐV XM.HP đã 2lần “thách thức” dư luận, thách thức sự tôn nghiêm của pháp luật bằng hànhđộng đốt pháo sáng trên các khán đài. Sân Lạch Tray cũng một lần chứng kiếncuộc nổi loạn kinh hoàng từ chính CĐV nhà. Một màn “trình diễn” hết sức phivăn hóa, khi nhiều cầu thủ XM.HP bị “mạt sát” thậm tệ. Nguyễn Trọng Thư thậm chí còn bị quây, phải ở trong sân Lạch Trayhơn một giờ đồng hồ mới dám ra về sau trận đấu XM.HP – HN.T&T.
 
Đáng nói hơn, pháo sáng bây giờ không còn là“đặc sản” của riêng CĐV XM.HP nữa. Sân Ninh Bình mùa giải này cũng 2 lầnchứng kiến pháo sáng mù mịt cả trong và ngoài các khán đài. Vòng 7, trận đấugiữa SLNA và SHB.ĐN, trọng tài Võ Minh Trí trở thành “nạn nhân” của một cơnmưa vật thể lạ.
 
và. Trường hợpđiển hình nhất minh chứng cho tình trạng này là “scandal” lạy sống trọng tàiVũ Bảo Linh của tiền đạo Công Vinh trên sân Cao Lãnh. Sau sự kiện gây xônxao này, Công Vinh nhận án treo giò 6 trận và hình ảnh V-League cũng trở nênkém lung linh hơn rất nhiều bởi sự bất bình mà dư luận dành cho ngôi saosáng nhất giải đấu.

Sự hỗn loạn giờ còn lan sang cả cách ứng xử với giới truyền thông. Trên sânNam Định, sau vụ lộn xộn giữa hai đội M.NĐ và ĐT.LA, trọng tài Ngô Quốc Hưngđã bị rách mí mắt. Nhưng cả tuần sau đó, dư luận xôn xao nhiều hơn bởi mànhành hung phóng viên thể thao Duy Bùi. Sân Nam Định sau đó bị nhắc nhở,nhưng đã không có bất kì lời xin lỗi nào.
 
1/2 chặng đường V-League đã trôi qua trong nhữngmàn bạo lực và sự hỗn loạn như thế. Dường như, tiền bạc và khát vọng củanhững ông bầu đổ vào V-League chưa thể giúp cải thiện những vấn đề đang kéolùi giải đấu này. VFF đang “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi bất kì một sự mạnh taynào cũng dễ khiến V-League khó “về đích an toàn”. Nhưng nếu tình trạng nàyvẫn tiếp tục, niềm tin vào V-League sẽ rạn vỡ trong lòng người hâm mộ. Màbóng đá, khi bị khán giả quay lưng sẽ chẳng còn là bóng đá...
 
Theo BảoNghi
Kết thúc lượt đi V-League: Hỗn loạn và bạo lực


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.