Khi nhà đài... bỏ rơi thượng đế

Một tháng trước thời điểm các giải bóng đá VĐQG châu Âu trở lại, vấn đề bản quyền truyền hình đã được nhiều nhà đài Việt Nam tuyên bố "siết chặt".

Một tháng trước thời điểm cácgiải bóng đá VĐQG châu Âu trở lại, vấn đề bản quyền truyền hình đã được nhiềunhà đài Việt Nam tuyên bố "siết chặt".

Muốn thỏa đam mê của mình, giờđây các "thượng đế" phải trả tiền, thậm chí rất nhiều tiền cho đài truyền hìnhgiữ bản quyền. Vướng mắc này đang khiến nhiều "thượng đế" tỏ ý sẵn sàng quaylưng với truyền hình, vì lý do kinh tế.

"Món ngon" nuốt không nổi

Hơn 10 năm kể từ ngày VTV lần đầuphát sóng trực tiếp giải Ngoại hạng Anh, người hâm mộ đã quen với việc thưởngthức bóng đá châu Âu vào cuối mỗi tuần. Cùng với xu thế phát triển, nhu cầu nàymỗi ngày một tăng cao. Tốc độ tăng trưởng người xem ở Việt Nam được các hãngkinh doanh quốc tế đánh giá đầy tiềm năng.

Giá bản quyền đối tác nước ngoài chàobán cho các nhà đài, vì thế, cũng tăng cao. Người hâm mộ bóng đá Anh, Tây BanNha, Italia... tại Việt Nam cũng dần tiếp cận truyền hình trả tiền, khi các nhàđài chuyển lịch phát sóng sang hệ thống truyền hình số, truyền hình cáp để bùđắp.

Khi nhà đài... bỏ rơi thượng đế

Muốn xem Premier League, người hâm mộ chỉ có thể chọn K+ hoặc VTC HD

Nhưng hướng đến mùa giải 2010,mọi chuyện tiếp tục thay đổi khi kênh truyền hình K+ trở thành đơn vị duy nhấtđộc quyền 7 giải đấu gồm Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Champions League,Europa League, Ligue I và MLS. Ngoài K+, chỉ có VTC giành thêm được quyền phátsóng các các trận đấu thuộc Ngoại hạng Anh vào thứ Bảy hàng tuần và những trậnđấu này chỉ được cung cấp trên hệ thống HD TV. Như thế nghĩa là dù có lắp truyềnhình cáp hay mua đầu kỹ thuật số trước đây, người hâm mộ cũng không còn được xembóng đá trực tiếp. Muốn xem, các thượng để phải chi thêm tiền và đó là nhữngkhoản không hề nhỏ, đến mức nhiều người hâm mộ... chịu không nổi.

Cụ thể, muốn xem bóng đá của K+,người hâm mộ phải chi 1,5 triệu đồng tiền mua đầu thu và mức phí thuê bao trọngói hàng tháng là 150.000 đồng (tương đương 3 triệu đồng/năm). VTC dù thông báogiá "hữu nghị" hơn, nhưng để xem các trận đấu, các thượng đế cũng phấp nhận chitối đa 2 triệu đồng/năm cho gói sản phẩm HD VIP. Chưa kể tiền mua đầu thu HD vàphí lắp đặt xấp xỉ 3,5 triệu đồng nữa. Nếu chỉ để xem bóng đá cuối mỗi tuần, chiphí này thực sự quá "chát" với phần đông người hâm mộ Việt Nam.

Không bóng đá chẳng phải là"bi kịch"

K+ và VTC đã đặt những thượng đếcủa mình trước hai lựa chọn: Chi thêm tiền, hoặc... từ bỏ món ăn tinh thần quenthuộc của mình. Nhưng khoản chi phí quá lớn mà hai đơn vị này đưa ra đang khiếnhọ vấp phải phản ứng dữ dội từ phía dư luận.

Trao đổi cùng PV , anh LêNgọc Huy (Ngõ 12A, Lý Nam Đế, Hà Nội) bức xúc: "Tôi đãlắp truyền hình cáp Việt Nam, 60 kênh với phí thuê bao là 55.000 đồng/tháng. K+chỉ phục vụ bóng đá là chủ yếu mà thuê bao tăng gần gấp 3 là vô lý. Nếu họ khôngđiều chỉnh chiến lược kinh doanh móc túi khách hàng của mình, tôi sẵn sàng từ bỏthú xem bóng đá cuối mỗi tuần như một cách tự bảo vệ quyền lợi".

Anh Nguyễn Viết Hào (ThườngTín, Hà Nội) cũng không giấu diếm ý định quay lưng với truyền hình của mình:"Tôi làm nhân viên văn phòng, thu nhập một tháng chỉhơn 3 triệu đồng. Số tiền cao ngất trời mà K+ và VTC HD quy định để xem bóng đátrên kênh của họ với tôi là không thể, vì ngoài bóng đá còn biết bao nhiêu thứphải lo trong cuộc sống. Tôi tin, rất nhiều người khác cũng sẽ hành xử như mình.Không xem bóng đá cuối tuần chẳng phải là bi kịch. Khi các nhà đài mất khán giả,họ sẽ phải nhìn lại chính mình để có cách hành xử đúng mực hơn".

Quả thực là với thực tế thu nhậpbình quân đầu người hiện tại, không riêng anh Hào, hàng triệu người yêu bóng đákhác đều sẽ lựa chọn quay lưng với chiến dịch "độc quyền" của các nhà đài, từ bỏthú xem bóng đá cuối mỗi tuần của họ. Các nhà đài, vì bóng đá đang đứng trướcnguy cơ mất một lượng khổng lồ người xem của mình. Thiếu bóng đá, với người xemtruyền hình chẳng phải chuyện gì ghê gớm khi cuộc sống vẫn tiếp diễn và còn vôvàn cách giải trí khác phù hợp và kinh tế hơn. Nhưng nếu truyền hình mất khángiả, họ sẽ hiểu mình cần khán giả đến thế nào, sau khi vội vã "lợi dụng" độcquyền để đánh vào túi tiền của "thượng đế".

Theo Bảo Nghi
GĐXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.