Đỉa sống trong sữa thế nào?

Liên tiếp xuất hiện các thông tin về việc có đỉa trong các sữa đang gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến DN. Trước thực tế này, không chỉ cơ quan quản lý, nghiên cứu mà các nhà khoa học cũng đã lên tiếng phản bác tin đồn này.

Liên tiếp xuất hiện các thông tin về việc có đỉa trong các sữa đang gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến DN. Trước thực tế này, không chỉ cơ quan quản lý, nghiên cứu mà các nhà khoa học cũng đã lên tiếng phản bác tin đồn này.

Không thể tin

Theo ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế, trước những thông tin sản phẩm sữa có đỉa thì rất nhiều nhà khoa học kể cả trong và ngoài nước, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về sữa, Hiệp hội sữa, cơ quan quản lý đều khẳng định với quy trình và điều kiện sản xuất như hiện nay thì không thể chuyên đỉa xuất hiện trong sữa được.

Ông Phong giải thích, với quy trình nghiêm ngặt và khép kín hơn nữa trải qua tiệt trùng lên đến 140 độ thì không thể có bất cứ vi sinh vật nào tồn tại chứ không nói đến đỉa. Thông thường, ở 100 độ C, các vi sinh vật và ấu trùng đã chết, một số ở dạng kén hay trứng thì trên 100 độ C cũng chết. Vì thế, cả về mặt khoa học và thực tế, trên thế giới và Việt Nam khẳng định không thể có chuyện tồn tại đỉa trong sữa.

Ông Phong cho biết, các sản phẩm thực phẩm trong đó có sữa khi đã được cấp phép cho lưu hành đều có đầy đủ thủ tục và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình sản xuất, vận chuyển hay bảo quản và tiêu dùng nếu không đúng hướng dẫn thì rất có thể một số các sản phẩm bị vỡ, thủng khiến vi sinh vật thâm nhập gây ảnh hưởng chất lượng.

Công nghệ chế biến kiểm soát không để các vi sinh vật tồn tại trong sữa.

Tuy nhiên, để đánh giá một sản phẩm có đạt chất lượng hay không nếu chỉ dựa vào một hay một số sản phẩm là không đúng. Khi xuất hiện một sản phẩm nào trên thi trường có vi sinh vật thâm nhập vào có khiếu nại của người tiêu dùng thì cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu một là mẫu lưu ở nơi sản xuất, mẫu lưu hành trên thị trường cùng lô sản xuất để kiểm tra. Nếu tất cả các sản phẩm cùng đạt chất lượng theo công bố thì chúng ta không thế kết luận một sản phẩm có vấn đề đó mà cho rằng cả lô sản phẩm, nhà máy hay nhãn hàng ấy có vấn đề là không được.

"Hơn nữa, khi hộp sữa đã mở ra thì có thể ấu trùng muỗi, ruồi thâm nhập. Tuy nhiên, có đỉa thì không thể tin được", ông Phong nhấn mạnh.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã cho rằng đây là một sự ngạc nhiên và vô lý về mặt khoa học. Theo đó, sữa được khử trùng với nhiệt độ cao mà đỉa lại kỵ nhiệt độ, chỉ cần bôi vôi đã chết rồi trong khi nhà sản xuất khử trùng đến 140 độ. Hơn nữa, khi sản xuất sữa đều trải qua màng lọc đến 0,2 micromet nên vi khuẩn cũng không chui qua được vì vi khuẩn thường 1 - 2 micro mét chứ không nói đến các ấu trùng hay vi sinh vật. Ở Việt Nam hiện không có sữa sản xuất thủ công mà là sữa công nghiệp với thiết bị công nghiệp nhập ngoại, Sản xuất tự động khép kín thì không có môi trường cho vi sinh vật xâm nhập. Đặc biệt, sữa không thể là môi trường sống của đỉa, đỉa chỉ hút máu.

Vì thế, giáo sư Nguyên Lân Dũng cho rằng, xét trên các tiêu chí về đặc điểm chịu nhiệt, khả năng bị sàng lọc... về mặt khoa học không có cơ sở nào cả để tin các các đồn đoán trên đây.

Ông Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, ông có nghe thông tin liên quan đến việc phát hiện trong sữa, sản phẩm sữa có sinh vật lạ, đặc biệt là đỉa. Tuy nhiên, ở đây có nhiều vấn đề không ổn. Sữa là một sản phẩm rất dễ bị ô nhiễm do giàu đạm, độ ẩm cao, rất phù hợp với vi sinh vật sống phát triển. Nhưng vấn đề có đỉa hay các sinh vật lớn tương tự lớn nằm trong các sản phẩm thực sự là một vấn đề vô lý. Bản thân sữa là mà có đỉa là không thể. Sữa từ bò hay các loài vật khác dù các con vật có ăn thức ăn có nhiễm thì vi sinh vật đó cũng không vượt qua hàng rào an toàn sản xuất để tồn tại trong sữa được.

Ông Đà lưu ý, sữa là một sản phẩm có nguy cơ nhiễn bẩn cao cho nên hầu hết các có sở đều tuân thủ các quy trình rất chặt chẽ. Với điều kiện thanh trùng nhiệt độ cao thì không thể có sinh vật tồn tại được. Bên cạnh đó, quá trình đóng gói đều tự động thì không có có lý do gì để các sinh vật lớn xuất hiện trong sữa. Có một nguy cơ có thể xảy ra là trong quá trình sử dụng đó là có thể có nảy sinh do bảo quản và sử dụng không đúng, quá ngày sử dụng thì có thể phát triển vi sinh vật nhưng sinh vật lớn như đỉa rất khó xảy ra.

An ninh thực phẩm: Chuyện không nhỏ

Giáo sư Nguyên Lân Dũng bày tỏ, tôi thấy có nhiều điều vô lý khi thông tin lan truyền khắp nơi, đưa tin vội vã nhưng chỉ xuất phát từ một hiện tượng do một người kể lại rồi truyền miệng nhau. Tính kiểm chứng rất thấp. Đây là thông tin cần phải được kiểm tra ngay nếu không sẽ gây tác hại lớn cho thi trường, người tiêu dùng và sản xuất. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra để khẳng định vấn đề này.

Cần lưu ý là các sự cố đều xuất hiện trên các hộp sữa đã sử dụng và bóc vỡ trong khi các sản phẩm cùng lô và cùng loại khác đều không phát hiện ra.

Còn ông Đà cũng cho rằng, "đây là những thông tin không có căn cứ và người dân cũng phải xem xét ngay tính logic hợp lý của vấn đề". Từ đây, ông Đà lưu ý tới một vấn đề cần được quan tâm đấy là an ninh thực phẩm. An ninh ở đây không có hàm ý như "đảm bảo an ninh lương thực", mà đảm bảo sự an toàn của thực phẩm. Thực phẩm luôn có rủi ro về ô nhiễm. Ngoài những nguy cơ từ tự nhiên thì có rất nhiều trường hợp mất anh ninh do cố tình gây ra. Các nhà sản xuất sữa luôn có quy trình an toàn cao, có thể đảm bảo khó các vấn đề nếu không có tác động bên ngoài vào.

"Theo tôi các sự kiện gần đây cần xem xét cả khía cạnh an ninh thực phẩm. Đây là một nội dung trong quản lý an toàn thực phẩm mà cả DN và nhà quản lý đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ", ông Đà nói.

Trước thực tế xảy ra các sự kiện ô nghiễm thực phẩm liên tiếp, ông Phong cho biết đang cho kiểm tra và không thể bình luận gì thêm. Tuy nhiên, với thực tế quản lý, ông cho biết đã gặp những trường hợp liên quan đến canhjt ranh không lành mạnh, thậm chí làm tiền. Trường hợp gần đây nhất là một người đã mua sản phẩm sữa chua về mở nắp rồi cho dị vật vào mà yêu cầu DN bồi thường 25 triệu. DN đã báo công an và bị bắt.

Vì thế, theo ông Phong, trước các thông tin hiện nay, người dân cần bình tĩnh, khi gặp sự cố hay thông tin đồn toàn thì cần thông báo tới các cơ quan quản lý đề nếu là thông tin đúng thì phải kiểm tra xử lý, nếu thông tin sai thì các cơ quan chức năng có biện pháp bảo bệ người dân và DN.

Ông Đà nói, qua các vấn đề này và nhiều vấn đề đã xảy ra trong suốt thời gian vừa qua cho thấy người dân luôn nhạy cảm và quan tâm lo lắng. Đây là một quyền lợi chính đáng. Tuy nhiên, qua các sự vụ xảy ra thì người tiêu dùng cần bình tĩnh cần có cần có tư vấn, tham vấn từ các chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần trang bị cho mình một kiến trước để khi đối mặt với các vấn đề có thể tìm hiểu và có cách ứng xử. Có những cái không cần cơ quan quản lý nhà nước, không cần các nhà khoa học mà tự chúng ta hoàn toàn suy luận, kinh nghiêm tích lũy được thì chúng ta đã có thể lý giải được. Không nên để cho những thông tin không phù hợp, không có cơ sở khoa học. thiếu logic ảnh hưởng đến an sinh xã hội nói chung và an toàn của từng cá nhân.

TheoVEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.