Không dành quỹ đất nhà ở xã hội, bị phạt tới 100 triệu đồng

Không dành đủ quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án phát triển nhà ở thương mại theo quy định có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.

  Không dành đủ quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án phát triển nhà ở thương mại theo quy định có thể bị phạt tới 100 triệu đồng. Các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng nhà công sở thì có thể bị phạt tới 50 triệu đồng.

Đây là nội dung nằm trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở đang được Chính phủ lấy ý kiến rộng rãi.
 
Không dành quỹ đất nhà ở xã hội, bị phạt tới 100 triệu đồng
Không dành quỹ đất nhà ở xã hội, bị phạt tới 100 triệu đồng 

Theo đó, các trường hợp không công khai thông tin đầy đủ về dự án nhà ở hoặc thông tin các dự án nhà ở đang triển khai không chính xác; không báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; phân hạng nhà chung cư không đúng quy định có thể bị phạt từ 20-30 triệu đồng.

Trường hợp không dành quỹ đất hoặc dành không đủ diện tích đất trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy định; không đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo đúng dự án đã được phê duyệt; hoặc triển khai dự án chậm tiến độ, đơn vị chịu trách nhiệm sẽ bị phạt từ 80-100 triệu đồng.

Các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng nhà công sở, dự thảo quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thương mại tại công sở; Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng trong các hành vi: lấn chiếm trái phép công sở; không thực hiện bảo trì công sở; sử dụng công sở không đúng mục đích; cho thuê, cho mượn công sở…

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.