Nhà đất quên thời xa xỉ, hạ mình đi bán rong

Năm 2013 thực sự khó khăn với doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là các chủ đầu tư dự án khi chào hàng trong thời điểm này. Vì thế để tiếp cận khách hàng, họ phải “bóp miệng” quảng cáo, chấp nhận đủ mọi chiêu thức rẻ và lan rộng.

 Năm 2013 thực sự khó khăn với doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là các chủ đầu tư dự án khi chào hàng trong thời điểm này. Vì thế để tiếp cận khách hàng, họ phải “bóp miệng” quảng cáo, chấp nhận đủ mọi chiêu thức rẻ và lan rộng.

Tràn ra lòng đường, vỉa hè

Nếu như cách đây chỉ vài năm, BĐS luôn là một sản phẩm có giá trị và luôn được mở bán hoành tráng, lung linh trong các khách sạn hay tạp chí sang trọng. Nhưng cái thời hoàng kim, các chủ đầu tư không tiếc tiền chi tiêu cho hoạt động truyền thống ấy đã qua rồi. Nay để giảm chi phí tối đa, họ cũng phải tìm đủ mọi cách để tiếp thị, chính vì thế không có gì hiệu quả hơn khi nhờ tới đội quân khoan cát bê tông, rải tờ rơi áp phích vỉa hè.

Đi dọc các con phố của Hà Nội như Nguyễn Tuân, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi,... người ta dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo rao bán nhà đất treo vội vàng trên các gốc cây, cột điện. Không biết những quảng cáo này có được cấp phép hay không nhưng chỉ vừa bị thu, ngay này mai đã lại một dự án khác xuất hiện. 

bất động sản, rao-vặt-nhà-đất, tiếp-thị-dự-án, bất-động-sản-vỉa-hè, rao-vặt, quảng-cáo
Quảng cáo nhà đất tràn lan xuống phố. (Ảnh:D.A)

Hết đánh đu cột điện, được đội quân hùng hậu phát tờ rơi, những tờ quảng cáo này lại tràn ra các ngã tư sau mỗi lần đèn đỏ. Người đi đường bị dúi vào tay hàng những tờ quảng cáo. Số phận của những tấm biển đó lại chẳng êm đẹp chút nào khi chỉ vài giờ sau đã trở thành vật lót ghế cho các hàng trà đá.

Cách đây không lâu sàn Đông Á thực hiện chiến dịch bán hàng bằng cách tổ chức đoàn xe treo các phướn quảng bá, thể hiện thông tin mở bán về dự án chạy khắp các tuyến phố chính tại Hà Nội. Hay chiêu bán dạo nhà đất bằng xe hơi cũng khiến cho nhiều người chú ý. 

Theo chia sẻ của một chủ đầu tư, hiện có tiền để quảng cáo đã là tốt lắm rồi nên dù hình ảnh  bị xấu đi họ cũng quay mặt làm ngơ. Rác quảng cáo nhà đất tràn lan khắp nơi, miễn sao người mua đọc được. Còn về trách nhiệm với cơ quan quản lý sẽ do công ty thực hiện chịu.

Kênh bán rong địa ốc với ưu thế gần như miễn phí, hiệu quả cao chắc chắn sẽ được nhiều chủ đầu tư áp dụng. Hiệu quả của chiêu quảng cáo vỉa hè này chưa biết đến đâu nhưng mỹ quan đô thị đã phần nào bị ảnh hưởng, không khác gì “khoan cắt bê tông” trong thời gian vừa qua.

Đổ bộ vào điện thoại

Không chỉ rao bán nhà bằng việc dán tờ rơi quảng cáo ở nhiều con phố mà một số sàn giao dịch còn “khủng bố” khách hàng bằng điện thoại. Sau một lần đi xem nhà cùng với người bạn ở một dự án căn hộ, chị Duyên (Thanh Xuân, Hà Nội) đã chủ quan cho số điện thoại với nhân viên của sàn. Cũng chính từ đó, chị liên tục nhận được các cuộc gọi mời chào xem và mua nhà. Chị lấy làm lạ, không chỉ riêng sàn đó, rất nhiều văn phòng nhà đất khác cũng có được số điện thoại của chị. Ban đầu, các cuộc gọi mời xem nhà chị còn nghe, nhưng sau đó bị làm phiền nhiều lần, chị từ chối thẳng thừng.

bất động sản, rao-vặt-nhà-đất, tiếp-thị-dự-án, bất-động-sản-vỉa-hè, rao-vặt, quảng-cáo
Những kiểu quảng cáo nhà đất gây phản cảm với người tiêu dùng. (Ảnh:D.A)

“Bình quân, một năm vừa qua tôi nhận cả trăm cuộc gọi từ các đại lý của công ty này, có hôm nhận đến vài cuộc”, chị nói.

Không chỉ thường xuyên bị nhận các cuộc gọi chào bán, nhiều khách hàng còn khổ sở hơn với hàng loạt tin nhắn rác. Từ đầu năm tới nay, anh Lê Duy Nam, nhân viên công ty truyền thông, liên tục nhận được tin nhắn giới thiệu về các dự án căn hộ, biệt thự, thậm chí cả đất thổ cư ở các khu vực quanh Hà Nội, thậm chí là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.

Gần đây nhất anh nhận được tin nhắn có nội dung: “Bán chung cư ở Trung Hòa Nhân Chính, giá bán 24-25 triệu đồng/m2 đã có VAT và nội thất,... Quý khách vui lòng liên hệ 0912.851.xxx để được tư vấn miễn phi”. Anh Nam cho rằng, những kiểu quảng cáo kiểu này ngày càng gia tăng và không có cách nào ngăn chặn, bởi các chủ tin nhắn thay đổi số liên tục và sử dụng cả các phần mềm miễn phí để spam.

Ngoài ra, gần đây, khi mạng xã hội facebook hay các phần mềm nhắn tin, gọi điện qua internet như Viber, Lines, Kakaotalk trở nên phổ biến thì đây lại trở thành cơ hội để các doanh nghiệp nhà đất tiếp cận người dùng với những tin nhắn có đính kèm hình ảnh và đường dẫn.

Nhìn nhận tương lai của bất động sản, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường này khó có thể thoát cảnh u ám trong một sớm một chiều. Quảng cáo nhà đất sẽ tiếp tục dội bom người tiêu dùng bằng đủ các hình thức.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.