Tăng cường mua cổ phiếu quỹ

Hội đồng quản trị công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) vừa thông qua kế hoạch sử dụng 1.045 tỷ đồng để mua lại 4 triệu cổ phiếu DIC từ 61 64. Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) mua 1 triệu cổ phiếu phiếu. Công ty cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG) mua 1,9 triệu CP CSG.  Ngoài ra, Công ty cổ phần Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cadovimex (CAD) mua 500.000 cổ phiếu CAD

Trước sự sụt giảm của thị trường chứng khoán,nhiều doanh nghiệp niêm yết đã sử dụng lượng tiền khá lớn để mua lại cổphiếu quỹ nhằm giữ giá cổ phiếu và hạn chế thua lỗ cho nhà đầu tư.

Hội đồng quản trị công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng(DIC) vừa thông qua kế hoạch sử dụng 1.045 tỷ đồng để mua lại 4 triệu cổ phiếuDIC từ 6/1 - 6/4. Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG) mua 1 triệu cổ phiếu phiếu.Công ty cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG) mua 1,9 triệu CP CSG. 

Ngoài ra, Công ty cổ phần Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cadovimex (CAD) mua500.000 cổ phiếu CAD. Công ty cổ phần Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình(HBC) mua 500.000 cổ phiếu HBC. Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) mua200.000 cổ phiếu PHR (trước đó, doanh nghiệp này đã mua lại 500.000 cổ phiếuPHR). Mạnh tay nhất trong việc mua lại cổ phiếu quỹ là Công ty cổ phần Tập đoànHoàng Anh Gia Lai (HAG) khi đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu (tương đương 4.000 tỷđồng).

Theo lý giải của các doanh nghiệp, một khi cổphiếu của họ đang bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực thì việc mualại cổ phiếu là khoản đầu tư sinh lời sau này. Ở một góc độ khác, khi doanhnghiệp thấy cổ phiếu của họ bị giảm giá thì việc mua cổ phiếu nhằm làm giatăng lực cầu và đẩy giá lên, chặn đà giảm giá và hạn chế thua lỗ cho nhà đầutư. 

Đây cũng là biện pháp các doanh nghiệp trên thế giới thường làm để tạo sóngchứng khoán cho mã của mình. Theo ông Nguyễn Thiện Tuấn - Chủ tịch Hội đồngquản trị DIC, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn thặng dư của năm 2007 và2009 để mua lại cổ phiếu DIC với giá mua có thể mang lại lợi ích tối ưu chocổ đông.

Tăng cường mua cổ phiếu quỹ

Doanh nghiệp sử dụng tiền nhàn rỗi để mua cổ phiếu quỹ sẽ làm suy yếu khả năng thanh toán (Ảnh: T.N.Linh)

Các doanh nghiệp thường sử dụng tiền nhàn rỗi (thường là từ nguồn lợi nhuận để lại) để mua lại cổ phiếu quỹ. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Artex (ART), trong bối cảnh thị trường tín dụng đang tạm thời bị siết chặt thì việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ dẫn tới hệ lụy thiếu vốn cho phát triển sản xuất. 

Một chuyên gia chứng khoán cho rằng sau khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, nếu giá cổ phiếu đó tăng cũng chỉ có tác dụng làm đẹp một số chỉ số tài chính. Sự tăng trưởng này không được đem lại từ hoạt động kinh doanh chính và không tạo ra giá trị cho cổ đông. Đôi khi đây cũng là một “mánh khóe” của lãnh đạo doanh nghiệp bởi họ sẽ được thưởng dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Thực tế, việc dùng tiền mua lại cổ phiếu của chính mình là làm giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá trị doanh nghiệp trên sổ sách kế toán, giảm lượng tiền mặt, doanh nghiệp sẽ không có khả năng đầu tư nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ. Xét về đầu tư dài hạn, quyết định này ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Quyết định mua cổ phiếu quỹ là “thước đo” về trình độ quản trị tài chính của DN và các cổ đông cần hiểu rõ vấn đề này.

Theo khuyến cáo của ART, tại thời điểm đăng ký mua cổ phiếu, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn nhàn rỗi, nhưng nếu gặp phải những rủi ro về tài chính như không thu được các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ suy yếu khả năng thanh toán. 

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) phân tích: việc mua cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp niêm yết tác động không nhiều tới thị trường. Với số tiền mà doanh nghiệp dự định bỏ ra mua cổ phiếu quỹ, nếu thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Việc tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ góp phần cải thiện thu nhập của nhà đầu tư, tạo điều kiện cho cổ đông tận dụng cơ hội tái đầu tư, cân bằng giá vốn.

Theo Kim Giang
Tăng cường mua cổ phiếu quỹ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.