20 năm sống cảnh không nhà vẫn nuôi con vào ĐH

Ngày ở Thái Bình, bà Hoài cũng có một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống giản dị với sào ruộng, đôi lợn. Đến năm 1992, người chồng qua đời để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Cuộc sống mưu sinh khiến bà phải ôm hai con thơ rời quê hương vào Huế.

 Hơn 20 năm qua sống nơiđất khách quê người, làm bạn bên chiếc cân kiếm dăm ba ngàn mỗi ngày, tối đếnthuê nhà trọ ngủ qua đêm, vậy mà bà Khổng Thị Hoài, 58 tuổi, quê Thái Bình vẫngắng gượng nuôi con vào đại học.

Ngày ở Thái Bình, bà Hoài cũng cómột gia đình hạnh phúc. Cuộc sống giản dị với sào ruộng, đôi lợn. Đến năm 1992,người chồng qua đời để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Cuộc sống mưu sinh khiếnbà phải ôm hai con thơ rời quê hương vào Huế. 

Thời gian chân ướt chân ráo vàoHuế, không nơi nương tựa, không người thân thích, bà Hoài phải làm đủ mọi nghềnhư rửa bát, giặt quần áo thuê thậm chí là những công việc bốc vác nặng nhọc đểlo cho các con miếng ăn trong ngày. Khi ấy người con trai của bà là cháu Lê TấnNhân chưa đầy 10 tuổi đã phải đi trông xe ở các quán cà phê giúp mẹ. Còn bé LêThị Uyên chưa đầy 3 tuổi phải nằm trên lưng mẹ mỗi khi mẹ đi làm.

20 năm sống cảnh không nhà vẫn nuôi con vào ĐH

Giây phút hiếm hoi bà Hoài được gặp con trai Lê Tấn Nhân. Còn lúc này bé Uyên đang đi học thêm.

Đến khi hai con lớn lên được đihọc và sống trong nhà trẻ em đường phố (130 Chi Lăng, TP Huế) cũng là lúc ngườimẹ phải sống một mình. Ngày ngày đi cân sức khỏe kiếm vài ba ngàn gửi vào chocon có tiền mua sách vở, tối đến người mẹ lại thuê nhà trọ ngủ qua đêm. Bà Hoàikhông muốn để những người bạn của con mình biết bạn có một người mẹ vất vả nhưthế.

Hơn 20 năm nay, bà Hoài chỉ quanhquẩn bên cây cầu Trường Tiền để ngày ngày được ngắm hai con đi học ngang qua.Nhiều lúc nhìn con đi học cùng các bạn, thoáng qua trước mắt mà mẹ con không dámnhìn mặt nhau. Lúc đó mẹ lại khóc. Người mẹ đã hơn 20 năm ở cạnh con mà khôngđược chăm sóc cho con.

Tâm sự với mẹ trong giây phút mẹcon gặp nhau, em Lê Tấn Nhân nghẹn ngào: “Cả cuộc đời mẹ dành cho các con tấtcả. Công ơn này suốt cả cuộc đời con cũng không thể đền đáp nổi. Con sẽ phấn đấuhọc thành tài để xứng với công lao của mẹ”.

Còn bà Hoài thì bảo: “Mẹ khônghối hận đã hi sinh cả cuộc đời cho các con. Mẹ chấp nhận hết chỉ cần các con họchành thành tài là cả cuộc đời mẹ vui lắm rồi”.

Biết được hoàn cảnh của mẹ, haianh em Nhân, Uyên đã phấn đấu học hành để bù đắp cho những tháng ngày khó nhọccủa mẹ. Năm 2007, Nhân đã thi đậu vào Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Khoa Ngoạingữ. Còn bé Uyên cũng đang học lớp 11 Trường PTTH Nguyễn Huệ, một trường chuyêncủa TP Huế. Ước mơ sau này của em là sẽ thi vào ngành Kinh tế để “kiếm đượcnhiều tiền lo cho mẹ”.

Giờ đây, với bà Hoài, không có gìhạnh phúc bằng các con đã khôn lớn trưởng thành hơn. Hàng ngày bà vẫn làm bạnvới chiếc cân ven cầu Trường Tiền để tiếp tục một phần ba cuộc đời còn lại củamình chăm lo cho các con mua đủ quyển sách quyển vở.

“Ngày nghe tin con đậu đạihọc, ba mẹ con gặp nhau mừng chảy nước mắt. Hôm đó ba mẹ con ăn mừng liên hoanbằng ba tô phở bò. Bên cạnh cái mừng còn biết bao nhiêu điều phải lo, sợ khôngcó tiền để con theo nổi con đường đại học. Giờ đây thì tôi yên tâm rồi, thằngNhân còn đi phiên dịch ở những điểm du lịch, dạy thêm nên cũng bớt đi được gánhnặng phần nào”, bà Hoài tâm sự.

Niềm vui mới nhất của bà Hoài làem Nhân vừa làm được hộ khẩu ở TP Huế. Tuy không hay đến chỗ các con nhưng ngàynào bà Hoài cũng ra bưu điện gọi điện hỏi thăm sức khỏe các con, để động viêncon học hành.

Chia tay chúng tôi, bà lại tiếptục hành trình mưu sinh của mình để có thể trợ giúp các con học hành.

Theo Núi Phấn
20 năm sống cảnh không nhà vẫn nuôi con vào ĐH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.