Ai trao "sổ đỏ" cho Lý Công Uẩn ?

Năm 1010, thành Đại La trở thành thành Thăng Long. Vậy thời điểm đó ai là người trao thành Đại La cho Lý Công Uẩn?

Năm 1010, thànhĐại La trở thành thành Thăng Long. Vậy thời điểm đó ai là người trao thành ĐạiLa cho Lý Công Uẩn?

Dựa theo những ghi chép từ lịch sử, phần lớn cácnhà nghiên cứu đều cho rằng Thành Đại La được xây dựng từ năm 621 do Đạitổng quản Giao Châu của nhà Đường là Khâu Hòa thực hiện. Sau gần 400 năm,thành Đại La trở thành thành Thăng Long. 
  
 “Chính khách”ít được nhắc tới
 
Theo ghi chép của thần phả, thần tích và rấtnhiều tài liệu khác thì Lưu Cơ là người trông coi toà thành Đại La cho đếntháng 7 năm 1010 (âm lịch) khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư vềThăng Long.
 
Ai trao "sổ đỏ" cho Lý Công Uẩn ?
Cửa Bắc Hoàng Thành
 
Thời điểm trao thành Đại La lại cho nhà Lý, LưuCơ đã gần 70 tuổi, đó cũng là lúc ông cáo quan về hưu. Ngược lại thời giantrước đó, sau khi thống lĩnh thiên hạ, dẹp yên 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàngđã chọn Hoa Lư làm kinh đô chứ không phải là Đại La hay Cổ Loa. Thành Đại Lađược giao cho Đô hộ phủ Thái sư Lưu Cơ quản lý.
 
Như vậy, Lưu Cơ là người đã cai quản và tu sửathành Đại La cho đến lúc nhà Lý ra tiếp quản toà thành này trong quãng thờigian hơn 40 năm. Trước đó, thành Đại La là dinh thự hành chính của các triềuđại phong kiến phương Bắc sang đô hộ nước ta. Toà thành này mang đậm kiếntrúc và phong thuỷ lệ thuộc phong kiến phương Bắc. Trước khi "bàn giao"thành lại cho Lý Công Uẩn, Lưu Cơ đã có công cải tạo thành một toà thành củanước Đại Việt.
 
Công lao gìn giữ, cải tạo của Thái sư Lưu Cơđược Tiến sĩ Nguyễn Việt- Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á lý giải: "Thành Đại La cũng như thành Luy Lâu do Sĩ Nhiếp đắp trước đó đều mang bảnchất là thành hướng Bắc. Dựa vào ghi chép trong An Nam chí lược và Việt Sửlược (sách viết vào khoảng đời Trần) thì tòa thành Đại La do Trương Bá Nghivà Cao Biền đắp đều có bốn mặt hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Ghi chép của AnNam chí lược về tòa thành do Trương Bá Nghi đắp cho biết rõ mặt thành phíaBắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đều có lầu che. Hai mặt Đông, Tâycũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt Nam là mặt thông với khu dân cư mởtới 5 cửa trên đặt trống, loa. Như vậy, cũng giống như Luy Lâu, mặt Namthành tuy là mặt phụ nhưng lại dành cho các hoạt động dân cư, còn mặt chínhmang tính nghi lễ ngoảnh về phía Bắc".
 
Ai trao "sổ đỏ" cho Lý Công Uẩn ?
Khách tham quan trước lầu công chúa
  
Trước khi trao thành cho vua nhà Lý, toà thànhnày hoàn toàn đã ngoảnh về hướng Nam như một sự minh định sự độc lập tự chủ.Tiến sĩ Nguyễn Việt cho rằng: "Lưu Cơ là người đầu tiên biến tòa thànhĐại La thuộc địa hướng Bắc trở thành một tòa thành hướng Nam độc lập tự chủ.Vì khi đó, Hoàng đế Đại Việt ở Hoa Lư, tức ở về phía Nam tòa thành Đại La.Vì vậy, chắc chắn mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độsứ cũ phải được sửa đổi. Ðó chính là điều lý giải hợp lý nhất cho sự có mặtphong phú di tích kiến trúc Hoa Lư tại các cuộc khai quật Hoàng thành ThăngLong gần đây".
 
Như vậy, nhắc đến nhân vật trao lại thành Đại Lacho Lý Công Uẩn, còn phải nói đến công lao biến một toà thành phục vụ chophong kiến phương Bắc thành một toà thành độc lập của nước Đại Việt.
 
Lưu Cơ là ai?
 
Đó là câu hỏi không ít người đặt ra khi mà Đạilễ 1.000 năm Thăng Long đã điểm. Nghìn năm qua, người ta nhớ dấu mốc Lý CôngUẩn dời đô chứ không nhớ nhiều đến người trao lại kinh đô. Lưu Cơ không chỉđơn thuần là người trao lại "sổ đỏ" thành Đại La cho vương triều nhà Lý màvị Thái sư này còn được biết đến là một trong những vị khai quốc công thầnnhà Đinh. Ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứquân, dân gian thường nhắc đến ông là một trong tứ trụ triều Đinh gồm: Bặc(Nguyễn Bặc), Điền (Đinh Điền), Cơ (Lưu Cơ), Tú (Trịnh Tú).
 
Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cươngmục, Lưu Cơ người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình). Từ thuở nhỏ, ôngđã cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, cùng nhauchơi trò đánh trận cờ lau.
  
Theo một số thần tích và ghi chép khác thì LưuCơ người quê ở Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô, Ninh Bình, là đồng hương gần vớiĐinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú. Lớn lên theo học Tri Hối tiênsinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi ông theo Đinh Bộ Lĩnhđánh giặc, trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại. Trong buổi thiết triềuxưng danh quan tước đầu tiên của triều đình nhà Đinh, theo Việt sử lược, ôngđứng tên đầu và được trao chức Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ GiaoChâu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La.
 
Ai trao "sổ đỏ" cho Lý Công Uẩn ?
Đền thờ Thái sư Lưu Cơ ở Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên
 
Lưu Cơ là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ởHoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Nguyễn Bặc cũng tham gia vàolực lượng này. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, Nguyễn Bặc được phong làmĐịnh quốc công, Đinh Điền được phong làm Ngoại giáp, Lưu Cơ được phong làmĐô hộ phủ sĩ sư. Theo Đại Việt Sử Lược thì chức vụ Đô hộ phủ sĩ sư của LưuCơ chính là Thái sư ở Đô hộ phủ Đại La.
 
Theo ý kiến khác dựa vào thần phả các di tíchthành Đại La thì Lưu Cơ là Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu,đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông chừng 30tuổi. Ông làm quan đến gần 70 tuổi thì cáo lão về hưu trí ở quê nhà, 3 nămsau thì mất, thọ 73 tuổi.
 
Hiện đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng,Văn Lâm, Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền đó là nơi ông đóng quândẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm 967.
 
Hôm nay, chúng tôi quay lại Đại Đồng, nơi nămxưa Lưu Cơ đã dẹp một trong 12 loạn sứ quân. Đó là một vùng quê yên bình,chỉ cách Hà Nội hơn 30km. 10 thế kỷ trôi qua, mọi thứ đã đổi khác, chỉ cònngôi đền người dân lập nên để thờ ông. Ngôi đền nhỏ được người dân hươngkhói chu đáo hàng trăm năm nay là một di tích trong quần thể di tích thuộcxã Đại Đồng. Mảnh đất này là nơi còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc củalàng quê Đồng bằng Bắc Bộ. Và đặc biệt, đó là nơi ghi lại dấu tích của Tháisư Lưu Cơ, người đã có công lao rất lớn đối với Hoàng thành Thăng Long.
 
Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên đóng đô ở nơi mà sau này Lý Thái Tổ dời đô đến, nơi trở thành Thăng Long. Năm 621, thành do Đại tổng quản Giao Châu của nhà Đường là Khâu Hòa đắp, gọi là Tử Thành, có chu vi 900 bộ. Kế đó, vào năm 767, Kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi đã cho đắp thêm cao hơn, gọi là La Thành.
 
Năm 791, một quan cai trị khác là Triệu Xương đắp lại kiên cố hơn. Năm 808, Trương Chu đắp thêm một lần nữa... Đến năm 866, Cao Biền đến đây "giữ phủ xưng vương" và đắp thành hoành tráng như đã nói. Nhưng Thành Long Biên của Lý Nam Đế là tiền thân xưa nhất của thành Đại La. Ở thành này, Lý Nam Đế đã dựng cung Vạn Thọ làm nơi triều hội và xây chùa Khai Quốc tồn tại đến ngày nay (nay là chùa Trấn Quốc).
 
Theo ThànhNguyễn
Gia đình và xã hội


Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.