Ăn thịt heo rừng, coi chừng tai xanh

Các trang trại này là nơi cung cấp thịt heo rừng sống cho các quán nhậu, nhà hàng ở TP HCM và khu vực lân cận. Khi thông tin về việc một hộ nuôi heo rừng ở quận 12, TP HCM có hai con heo rừng nuôi nhốt bị chết và hai con khác sốt cao, bỏ ăn (triệu chứng tai xanh), mọi người mới vỡ lẽ từ trước giờ chỉ tập trung chống dịch trên heo nhà mà “quên” mất heo rừng nuôi nhốt

Hàng ngàn con heo rừng nuôi nhốt trong các trang trại tại TP. HCM và đồngNai để cung cấp thịt cho các nhà hàng, quán nhậu bị bỏ quên. Đến khi 4 con heocủa một chủ nuôi ở quận 12, TP HCM có dấu hiệu bệnh tai xanh, mọi người mới giậtmình, nhớ đến heo rừng... cũng có khả năng bị dịch. 

Trong cuộc chiến chống dịch tai xanh, các cơ quan chức năng tập trung vào việcdập dịch trên các đàn heo nhà mà chưa để ý đến đàn heo rừng hàng ngàn con đangđược nuôi nhốt ở các trang trại trên địa bàn TP .HCM và Đồng Nai.

Ăn thịt heo rừng, coi chừng tai xanh
Heo rừng cũng có thể nhiễm bệnh tai xanh. Ảnh minh họa: Báo Bình Định

Các trang trại này là nơi cungcấp thịt heo rừng sống cho các quán nhậu, nhà hàng ở TP HCM và khu vực lân cận.Khi thông tin về việc một hộ nuôi heo rừng ở quận 12, TP HCM có hai con heo rừngnuôi nhốt bị chết và hai con khác sốt cao, bỏ ăn (triệu chứng tai xanh), mọingười mới vỡ lẽ từ trước giờ chỉ tập trung chống dịch trên heo nhà mà “quên” mấtheo rừng nuôi nhốt.

Người nuôi, người ăn đều tỉnh queo

Chiều 11/8, chúng tôi có mặt tạimột quán nhậu ở khu vực Bàu Cát, Tân Bình, khách vào quán kêu món heo rừng xàolăn, heo rừng hấp… và ăn một cách ngon lành. Trong số những thực khách kêu mónnày, khi được hỏi có biết gì về việc heo rừng nuôi nhốt cũng có thể bị tai xanhkhông, họ đều trả lời rất vô tư: không biết và cũng chẳng quan tâm đến việc thịtheo có được kiểm dịch hay chưa.

Không chỉ người tiêu dùng mà ngay cả chủ trang trại nuôi nhốt heo rừng cũngkhông quan tâm đến khả năng dịch tai xanh tấn công đàn heo của họ. Sáng 11/8,tại trại heo rừng P.H. (phường Phú Hữu, quận 9, TP HCM), khi chúng tôi hỏi vềvấn đề này, ông P.V.N. (chủ trang trại) bình thản: “Không có khả năng đó đâu.Với heo rừng, dịch tai xanh là bất khả xâm phạm”. Theo ông N, do thức ăn cho heorừng nuôi chủ yếu là rau, củ, cám công nghiệp chỉ hai kg một con một ngày nênkhả năng tai xanh tấn công là… không thể. “Chúng tôi không dùng thuốc kích thíchhay tăng trưởng thì làm gì vi-rút tai xanh gây hại đàn heo”, ông N. nói.

Ăn thịt heo rừng, coi chừng tai xanh
Heo rừng nuôi nhốt để cung cấp thịt cho nhà hàng.( Ảnh: rongbay)

Trại P.H luôn có khoảng 200 conheo rừng nái và rất nhiều heo con. Trại này còn là “trạm trung chuyển” thịt vàgiống heo rừng. Mỗi tháng trại P.H cung cấp ba tấn thịt heo rừng cho một siêuthị lớn ở quận 2, TP HCM và hàng trăm con heo rừng giống cho các trang trạikhác.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm TP .HCM, hiện địa bàn có khoảng 50 trang trại nuôi heo rừng (chưa kể số lượng hộ gia đình nuôi 5 - 10 con). Mỗi trang trại có từ 30 - 600 con heo rừng. Tại Đồng Nai, theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, có khoảng 250 trang trại nuôi heo rừng, mỗi trang trại có từ vài chục đến vài trăm con.

Heo rừng nuôi nhốt hình dáng nhỏ gọn với mình dài, mõm dài và nhọn, thân suông, lông thưa dài có màu đen hoặc nâu sậm, bình thường lông chỉ mọc dày ở phần gáy và chạy dọc theo sống lưng. Những lúc chúng nổi giận hay hoảng sợ lông gáy của chúng dựng đứng lên, trông rất dữ tợn. Đối với heo rừng con mới đẻ, bộ lông của chúng có hình sọc dưa với hai màu nâu và đen xen lẫn. Heo rừng trọng lượng tối đa chừng 35 kg (đối với heo cái) còn heo đực là khoảng 60 – 70 kg.

Tương tự, bà T.L.T.T., giám đốc Công ty D.N, sởhữu một trang trại heo rừng, tỏ ra rất... ngạcnhiên trước thông tin nhiều khả năng heo rừng bịdịch tai xanh lây nhiễm. Theo lý giải của bà T.:“Heo rừng suốt ngày lăn lộn với sình, da nó bẩnlắm chứ đâu sạch như heo nhà mà dễ bị nhiễm taixanh”. Tại trại D.N có đến 300 con heo rừng đangđược chăn nuôi.

Canh cửa chính, lơ là cửa phụ

Ông Nguyễn Trí Công, một chuyên gia chăn nuôiheo, cho biết bất kể là heo rừng hay heo nhà nếuvi rút tai xanh tấn công đều mắc bệnh, tùy tỷ lệbệnh trong đàn ít nhiều mà thôi. “Nếu gặpvi-rút có độc lực cao và môi trường thích hợp,đàn heo sẽ mắc bệnh cho dù là heo rừng với đặctính sức đề kháng tốt”, ông nói. Ông HuỳnhTấn Phát, Trưởng phòng Thống kê Chi cục Thú y TPHCM, cho biết trước đây sau một đợt kiểm tra đãphát hiện một số thịt heo rừng đưa vào thành phốtiêu thụ mang mầm bệnh virút tai xanh. Dịch taixanh có thể lây nhiễm cho bất cứ loại heo nào.

Ông Lê Việt Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cụckiểm lâm Đồng Nai cho biết, địa phương này chưaxảy ra dịch tai xanh ở trang trại heo rừng nuôinhốt. Về việc kiểm soát nguồn bệnh lây lan quaheo rừng nuôi nhốt, ông Dũng cho rằng trước khixảy ra dịch, Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Thú ýđã có văn bản hướng dẫn phòng chống dịch đến cáccơ sở chăn nuôi gia súc, kể cả trang trại nuôiheo rừng.

Tuy nhiên, qua trao đổi, các chủ trang trại heorừng đều khẳng định từ khi dịch tai xanh diễn rachưa thấy cán bộ của các cơ quan chức năng đếnkhuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch taixanh.

Nhiều địa phương công bố dịch

Ngày 11/8, UBND tỉnh Tây Ninh đã công bố dịch heo tai xanh xảy ra tại 6 xã trong tỉnh gồm: Xã Thạnh Tây, thị trấn Tân Biên (huyện Tân Biên); Bàu Đồn (huyện Gò Dầu); Tân Hà, Tân Đông (huyện Tân Châu) và xã An Thạnh (huyện Bến Cầu). Tính đến nay, trên địa bàn các huyện Tân Biên, Tân Châu, Gò Dầu và Bến Cầu của tỉnh Tây Ninh đã có trên 3.000 con heo bị bệnh nghi nhiễm bệnh tai xanh, tăng gần 1.000 con so với một ngày trước đó, trong đó có gần 400 con chết đã được đưa đi tiêu hủy.

* Chiều 11/8, Chi cục thú y tỉnh Đắk Nông phát hiện và tiến hành tiêu hủy 32 con heo bị bệnh heo tai xanh đầu tiên ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk GLong (tỉnh Đắk Nông). Đây là số heo con giống mà người dân địa phương mua nơi khác để về nuôi lấy thịt ở nhiều gia đình đơn lẻ. Theo người dân, số heo này được người ngoài tỉnh mang đến bán với giá rẻ, vài ngày sau khi mua thì thấy heo xuất hiện bệnh với nhiều dấu hiệu như dịch heo tai xanh.

Cùng ngày, Trạm thú y huyện Đăk Glong (Đăk Nông) cho biết, hiện trên địa bàn huyện đã phát hiện 35 con heo mắc bệnh tai xanh. Đây là ổ dịch tai xanh đầu tiên được phát hiện tại Đăk Nông. Đến chiều 11/8, toàn bộ số heo trên đã được tiêu hủy.

*Ngày 11/8, ông Đinh Văn Thế, Chi cục trưởng chi cục thú y Long An, cho biết sau khi phát hiện ổ dịch tai xanh ở phường 5, thành phố Tân An (Long An), xã Phú Ngãi Trị (Châu Thành) đến nay đã có trên 2.500 con heo bị bệnh tai xanh ở 100 hộ chăn nuôi, trong đó tiêu hủy gần 1.000 con. Mới đây tại Cần Đước, Bến Lức đã có trên 150 con heo bị bệnh chết, qua kiểm tra lâm sàng phát hiện heo có nhiều dấu hiệu bệnh tai xanh.

*Trong những ngày qua, dịch heo tai xanh trên địa bàn Quảng Nam vẫn chưa đựơc khống chế, tình hình diễn biến ngày càng phức tạp khi số lượng lợn bị bệnh ngày càng tăng lên. Tính đến sáng ngày 11/8, số heo bị bệnh đã lên tới gần 15.000 con; số bị tiêu huỷ bắt buộc là gần 5.000 con.

C.Dương- P.Duy- T.Hoài

Theo Cửu Long - Ngọc Ánh
Đất việt




Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.