Bất hạnh vi lo mưu sinh

Sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), gần 90% phụ nữ nông thôn có cơ hội việc làm, với thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, có không ít phụ nữ đã đánh đổi hạnh phúc bản thân vì cuộc mưu sinh bên ngoài những lũy tre làng.

Nguy cơ bị tổn thương cao

Để có cái nhìn tổng quan về những tích cực và tiêu cực của việc nha giập WTO đối với phụ nữ nông thôn tại Việt Nam, Bộ LĐ- TB&XH phối hợp với Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Chương trình Viện trợ phát triển của Chính phủ Australlia đã tổ chức một cuộc nghiên cứu định tính tại Hải Dương và Đồng Tháp từ tháng 8-2008 đến 8-2009. Kết quả cho thấy, khi đằng sau những cơ hội việc làm do hội nhập mang đến, có quá nhiều hệ lụy buồn...

Ruộng mất, phần lớn chị em nông thôn di cư ra thành thị kiếm sống nhưng những công việc họ làm đều có chất lượng thấp. Lương cao hơn thu nhập trước đó nhưng cũng chỉ ở ngưỡng 1,2-1,5 triệu đồng/tháng. Ngoài khoản lương eo hẹp này, chị em không được hưởng bất cứ một chính sách hỗ trợ hay chính sách an sinh xã hội nào. Kéo theo đó là điều kiện sống tồi tàn và độ an toàn ở mức đáng báo động. Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết phụ nữ nông thôn di cư ra làm việc tại thành thị phải sống trong những khu nhà trọ chật chội, heo hút và kém vệ sinh. Thậm chí có khu nhà, 30 phụ nữ dùng chung 1 nhà tắm.

Từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở LĐ - TBXH Hải Dương cho biết: "Hiện nay trong số hơn 3.000 doanh nghiệp tại Hải Dương chỉ có 2 doanh nghiệp có khu nhà ở cho công nhân. Còn lại phần lớn chị em ở nông thôn lên ở trọ trong những khu nhà rẻ tiền (khoảng 50.000 - 70.000 đồng/phòng). Những căn phòng này chỉ 15-17m2 nhưng có đến 5, 6 chị em cùng ở".

Là người trực tiếp lắng nghe tâm sự của hơn 100 phụ nữ nông thôn lên thành thị, bà Hoàng Thị Minh - cán bộ trong nhóm nghiên cứu, cho biết: Có chị em còn thành thật kể rằng ở khu trọ của họ không tuần nào không "đổ máu". Các nhóm thanh niên ở địa phương kéo đến tán tỉnh, trêu ghẹo chị em rồi xô xát nhau. Việc bị quấy rối trên đường đi làm, ở khu nhà trọ... là chuyện không hiếm gặp. Thậm chí, nhiều chị em không chống cự nổi hoặc bị cám dỗ, lừa gạt đã mang thai ngoài ý muốn. Nhiều trường hợp sinh con rồi bỏ con vào sọt rác, nhà vệ sinh, công viên...

Tăng tỷ lệ phụ nữ đơn thân

Sự đánh đổi tuổi xuân của những người phụ nữ nông thôn ra thành thị kiếm sống là một xu hướng đang dần rõ nét. Hầu hết khi di cư và tham gia vào các khu công nghiệp, chị em đều ở độ tuổi từ 18-30. Dù khát khao có một hạnh phúc gia đình nhưng phần lớn trong số họ phải chấp nhận cuộc sống đơn thần. "Ở công ty may toàn là nữ. Nếu về sớm, không tăng ca thì lương thấp, không đủ sống, nhưng chăm chỉ làm việc và về muộn, nếu có ai để ý thì không có thời gian đi chơi tâm sự, khó có cơ hội tìm kiếm bạn trai" - một phụ nữ di cư tại Đồng Tháp chia sẻ.

TS. Suzette Mitchell - Giám đốc Unifem tại Việt Nam nhận định: Phụ nữ từ nông thôn ra làm việc tại các khu công nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị cô lập. Dường như họ không còn quan tâm đến vấn đề lấy chồng. Nếu kéo dài tình trạng này 10-20 năm nữa, sẽ có thể gia tăng tỷ lệ phụ nữ độc thân và ảnh hưởng lâu dài đến dân số của Việt Nam.

Theo Minh Yến



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.