Bệnh "tê tê, say say" trở lại Hòa Bình

Sau nhiều năm "oanh tạc" trên mảnh đất này, cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân tưởng như căn bệnh lạ đã chấm dứt thế nhưng, bệnh đã xuất hiện trở lại. Từ tháng 42010 đến nay đã có 22 người mắc bệnh, người dân và các cơ quan chức năng địa phương lại lo sốt vó.

Hơn một nămqua người dân ở huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) không còn bị ám ảnh căn bệnh quái ác"tê tê, say say". Sau nhiều năm "oanh tạc" trên mảnh đất này, cướp đi sinh mạngcủa hàng chục người dân tưởng như căn bệnh lạ đã chấm dứt thế nhưng, bệnh đãxuất hiện trở lại. Từ tháng 4/2010 đến nay đã có 22 người mắc bệnh, người dân vàcác cơ quan chức năng địa phương lại lo sốt vó.

Hoang mang vùng bệnh


Một ngày đầu tháng 6/2010, chúng tôi trở lại xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, nơitừng có căn bệnh “tê tê, say say”. Suốt từ năm 1999 đến nay, gần như năm nàobệnh cũng bùng phát và mỗi lần có bệnh lại có nhiều người dân mất mạng. Điểnhình là năm 2005, xã có 40 người mắc bệnh và 13 người tử vong. Bây giờ người dânđã phần nào "quen", nhưng khi căn bệnh chết người này tái phát họ cũng chẳng thểnào ăn ngon ngủ yên.

Bệnh "tê tê, say say" trở lại Hòa Bình
Gia đình anh Bùi Văn Nhi ở xóm Dài 1, xã Bình Chân bị phát bệnh đầu tiên trong năm 2010

Trạm y tế xãBình Chân những ngày này bận rộn vô cùng. Người dân xếp hàng dài ngoàihành lang, các cán bộ y tế ai cũng tất bật với công việc. Tôi vừa giớithiệu là nhà báo, bà Bùi Thị Khương, trạm trưởng Trạm y tế xã đã đoánngay: "Chắc anh về tìm hiểu bệnh "tê tê, say say" chứ gì. Bao nhiêunăm nay nhà báo đến trạm chẳng quan tâm gì hơn ngoài căn bệnh này".

Bà Khương bảo, bâygiờ người dân đã chủ động trong việc đối phó với bệnh nên sự nguy hiểm đến tínhmạng đã giảm đi rất nhiều. Ai cũng sợ bệnh này "vướng" vào mình nên có biểu hiệnbất thường là họ đến trạm y tế để kiểm tra, lấy thuốc đề phòng. Đó là lý do nămnay có đến 22 người mắc bệnh nhưng chưa có trường hợp nào đáng tiếc xảy ra.
 

Mấy năm trước đây,bệnh thường xuất hiện ở xóm Cành, xã Bình Chân nhưng năm nay bệnh lại chuyểnsang xóm Dài 1. Anh Bùi Văn Nhi ở  xóm Dài 1 là người đầu tiên phát hiện ra bệnhtrong năm nay. Ngày 14/4, khi đi làm đồng về anh thấy đầu óc mình choáng váng,đi lại không vững.

Sau đó, 10  đầu ngóntay tê cứng và mất dần cảm giác, 2 chân từ đầu gối trở xuống cũng bị tê buốt.Ban đầu anh nghĩ là do ảnh hưởng của buổi uống rượu ngày hôm trước nên người bịsuy nhược. Thế nhưng, mỗi ngày anh lại cảm nhận tay chân tê cứng hơn, người mệtmỏi hơn. Thấy triệu chứng rất rõ của bệnh "tê tê, say say" nên anh được chotruyền dịch và uống viatmin B1 kịp thời. Sau khi dùng thuốc gần như lập tức anhtrở lại trạng thái bình thường.

Bệnh của anh Nhi vừa thuyên giảm, lại thêm 5 người trong nhà cũng lần lượt mắctriệu chứng tương tự. Vẫn cách điều trị như trên và mọi người đến nay đang dầnkhỏi bệnh. Anh Nhi cho biết, hiện tại anh đã đi làm bình thường, tuy nhiên mỗingày anh vẫn bị "lên cơn" hai lần.

Buổi sáng từ 8 - 9h,buổi chiều từ 13 - 14h. Mỗi lần lên cơn anh thấy choáng váng, chân tay vẫn têbì. Những lúc như vậy anh lại phải uống B1 và cơn bệnh lập tức tan biến. Ngàynào cũng vậy, cứ đến giờ bệnh phát tác anh Nhi lại phải "cố thủ" trong nhà vàdùng vitamin B1.  

Xóm Dài 1 có 28 hộ đến nay đã có 5 hộ có người mắc bệnh. Đây là lần đầu tiênngười dân xóm này mắc bệnh nên ai cũng rất lo lắng. Nhà nào cũng tích trữ  thuốcvitamin nhóm B trong nhà để đề phòng có  biểu hiện bệnh là dùng ngay. 

Chung sống cùng bệnh

Ông Nguyễn Văn Bình, phó trưởng khoa Kiểm soát Dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyệnLạc Sơn thừa nhận: Hiếm có một căn bệnh nào kỳ lạ như bệnh "tê tê, say say".

Bệnh "tê tê, say say" trở lại Hòa Bình
Biểu hiện rõ nhất của bệnh "tê tê, say say" là chân tay tê bì, mất cảm giác, đầu óc say say như người say rượu nên không làm chủ được mình, đi lại khó khăn

Kể từ ngàyphát hiện ra căn bệnh này, hàng chục các đoàn nghiên cứu, các tổ chức ytế trong và ngoài nước đã về đây làm tất cả các loại xét nghiệm nhưngcuối cùng chẳng thể gọi tên đó là bệnh gì. Có người gọi đó là "bệnh địaphương" vì chỉ có người dân một số địa phương đặc biệt là ở Hoà Bình mớimắc phải.

Phần lớn gọi theotriệu chứng của bệnh là "tê tê, say say" vì người bệnh có biểu hiện tê bì chântay và đầu lúc nào cũng "say say" như người say rượu. Đã có hàng chục người mấtmạng vì căn bệnh lạ lùng này. Có người tử vong chỉ sau 30 phút kể từ lúc phátbệnh.

Đất, nước, không khí... chẳng thiếu một thứ gì không được làm xét nghiệm nhưngbệnh vẫn là một ẩn số. Các bệnh viện lớn ở trung ương, các tổ chức y tế ở nhữngnước phát triển như Nhật, Đức, Mỹ đều đã có mặt ở Bình Chân nhưng rồi căn bệnhlạ vẫn chẳng thể điểm mặt chỉ tên.

Thậm chí năm 2006, Bệnh viện Nhi Hà Nội đãđưa 10 người bệnh ở Bình Chân ra ăn ở tại bệnh viện để theo dõi nhưng cuối cùngcũng không kết luận được. Có người nghi ngờ ăn uống thiếu chất nhưng nguyên nhânđó cũng sớm bị loại bỏ vì bệnh chẳng từ ai ra, kể cả nhà giàu. Bệnh không lâynhưng thường xuất hiện theo vùng, nhóm và gia đình...

Người dân Lạc Sơn hoang mang cũng phải bởi họ đã phải chứng kiến rất nhiều nhữngcái chết đột ngột chỉ trong nháy mắt. Có  cháu bé đang đi chăn trâu ngã lăn rachết vì không kịp uống thuốc. Có người lại không nhận biết bệnh sớm cũng chếtoan uổng.

Ông Bình cho biết,điều trị bệnh này khá đơn giản, một người đang mắc bệnh nhưng uống thuốc chỉ saumột tiếng đồng hồ có thể trở lại trạng thái bình thường. Người nặng hơn thìtruyền nước là cắt được cơn bệnh. Tuy nhiên, bệnh rất dễ gây ra tử vong nên mỗilần xuất hiện triệu chứng đều phải "canh như canh lửa".

Mấy năm nay việc tích cực làm vệ sinh môi trường nên có vẻ như bệnh đã giảm. Năm2009, không thấy xuất hiện bệnh khỏi phải nói người dân Lạc Sơn vui sướng đếnnhường nào. Các cơ quan y tế địa phương thì hy vọng đã tìm ra "thủ phạm".

Thế nhưng đến tháng4/2010, bệnh lại bùng phát. Giải pháp duy nhất ở Lạc Sơn lúc này là chung sốngvới bệnh "tê tê, say say". Từ người dân cho đến các cơ quan chức năng đang nỗlực hết mình để không xảy ra những trường hợp tử vong đáng tiếc như những nămtrước.

Theo các cụ cao niên trong xã  kể lại, bệnh "tê tê, say say" có từ  cả chục nămtrước. Ngày đó không có cách điều trị nên mắc bệnh thường dẫn đến tử  vong nêncác cụ gọi đó là "bệnh toi". Tuy nhiên, trước đây số người mắc bệnh rất ít khôngtràn lan như khoảng chục năm trở lại đây. Bây giờ dù đã có cách điều trị nhưngvới tính chất nguy hiểm của căn bệnh này nên mỗi lần bệnh bùng phát người dânlại giật mình thon thót và lo sợ.

Theo Bee



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.