Bộ đi kiểm tra, có tập đoàn không tiếp

“Đoàn của Bộ KH&ĐT đi giám sát đầu tư, có tập đoàn không tiếp”, lời giải trình trách nhiệm của Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc kèm theo sự chia sẻ, “quản lý tập đoàn là thí điểm nên có mắc mớ, sai sót”.

“Đoàn của BộKH&ĐT đi giám sát đầu tư, có tập đoàn không tiếp”, lời giải trình trách nhiệmcủa Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc kèm theo sự chia sẻ, “quản lý tập đoàn là thíđiểm nên có mắc mớ, sai sót”.

Phần giải trình nàycủa Bộ trưởng KH&ĐT vào phiên cuối cùng (chiều 2/11) của 2 ngày QH thảo luận vềkinh tế - xã hội, mà trước đó, đã có ý kiến đại biểu đề xuất QH lập Ủy ban lâmthời điều tra trách nhiệm của các thành viên CP trong vụ Vinashin.
 
Tư lệnh ngành KH-ĐT kể lại: Hồi tháng 7/2008, khi Bộ KH&ĐT tổ chức 7 đoàn đikiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư, thì 6 đoàn địa phương hoạt động rất tốt,1 đoàn đi đến tập đoàn doanh nghiệp Nhà nước thì thực hiện nhiệm vụ rất khókhăn, thậm chí có tập đoàn không tiếp đoàn kiểm tra.

Bộ đi kiểm tra, có tập đoàn không tiếp
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: “Có tập đoàn không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ”

Sở dĩ họ “to quyền”như vậy là vì có quy định, chủ tịch HĐQT hoặc tổng giám đốc được phép quyết địnhđầu tư với số vốn không quá 50% tổng vốn tập đoàn. Như Vinashin, hiện nay vốn cóđến 113 nghìn tỷ đồng theo sổ sách thì họ có thể quyết định đầu tư đến 55 đến 57nghìn tỷ đồng, hơn cả dự án quan trọng phải trình Quốc hội.

“Vấn đề sửa luật đã được đặt ra, nhưng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì LuậtDoanh nghiệp nhà nước đến ngày 1/7/2010 mới hết hiệu lực. Vì không đủ thời gianvà không đủ quy trình, thủ tục để thực hiện cho nên đành phải thôi”, Bộ trưởngphân trần.

Khúc mắc lớn nhất, theo Bộ trưởng, đã là quản lý vốn tập đoàn thì phải quản lýđầu tư, nhưng quyền của giám sát đầu tư thì không ghi. Khi đoàn Ủy ban Kiểm traTrung ương làm việc với Bộ KH&ĐT, đối chiếu chức năng, nhiệm vụ, thì thấy Bộ đãlàm đúng pháp luật.

“Họ có phê bình là các anh phát hiện ra vấn đề nhưng không theo dõi đến cùng đểkiên trì bảo vệ quan điểm của mình, chúng tôi xin nhận. Nhưng lý để bảo vệ quanđiểm của chúng tôi là không có lý, về luật mà nói thì chúng tôi không làm được”,ông Phúc biện luận.

Đã chỉ ra "lỗ hổng" về mặt pháp lý  nhưng Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng chia sẻ:"Quản lý tập đoàn hiện đang thí điểm, mà thí điểm thì có mắc mớ, sai sót, vấn đềlà phải rút ra bài học để sửa chữa, để không có một Vinashin thứ hai."

Bộ trưởng Võ HồngPhúc cũng cho biết, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có ý kiến chỉ đạo phải xemlại cơ chế đầu tư, lập lại trật tự đầu tư trong doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệtvai trò lập kế hoạch đầu tư để siết lại kỷ cương…

Ngoài ra, Chính phủđang giao cho Bộ KH&ĐT triển khai một loạt các nghiên cứu để xác lập lại vai tròchủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu đối với tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhànước...

“Thủ tướng nói không mua nhưng Vinashin vẫn mua”

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: Chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp là đúng đắn và nhất quán. Tuy nhiên, bài học cần phải rút ra là khi phân cấp, phân công và giao quyền thì phải phù hợp với năng lực, trình độ quản lý của cán bộ doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp…

Có những vấn đề, thông qua kiểm tra, thanh tra mới phát hiện ra sau. Tôi nói ví dụ như việc mua tàu, khi trình lên Thủ tướng là mua tàu thì Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu không được mua mà phải đóng, nhưng Vinashin vẫn mua tàu… 

Tiền “trời cho” nên “không xài cũng mua”

Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TP.HCM): Cần tập trung cải cách vấn đề quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn, tổng công ty. Hiện nay, quản trị doanh nghiệp ở tập đoàn, tổng công ty khiến tổng giám đốc coi vốn nhà nước như vốn “trời cho”, chi tiêu sử dụng thoải mái mà không tính toán hiệu quả, “như bà nội trợ đi chợ mua nhiều thứ, cả những thứ không xài cũng mua”. 

Tập đoàn được hưởng quá nhiều ưu đãi, giống như “con cái quá nuông chiều, hư hỏng là dễ hiểu”. Do đó, cần đặt doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường cạnh tranh. Cần phải áp dụng ngân sách cứng, áp dụng rõ ràng, không nên đưa quá nhiều ưu đãi như cho vay lãi suất thấp, giảm, giãn nợ, trả nợ thay cho doanh nghiệp.

 
Theo Mai Nguyễn
Bee




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.