Bỏ thi ngoại ngữ: Một bước lùi !

“Trong những năm gần đây, ngoại ngữ được xem là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc cùng với văn và toán thì không có lý do gì nay Bộ GDĐT lại quy định ngoại ngữ không là môn thi bắt buộc”. Ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM, nêu ý kiến. Ông Dũng nhấn mạnh chủ trương này là bước lùi trong giáo dục.

Ngay khi Bộ GD-ĐT đưa ra vấn đề bỏ môn thingoại ngữ bắt buộc trong kỳ thi THPT 2010, rất nhiều ý kiến của các nhà giáophản bác đề xuất trên.
 
>>

“Trong những năm gần đây,ngoại ngữ được xem là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc cùng với văn và toánthì không có lý do gì nay Bộ GD-ĐT lại quy định ngoại ngữ không là môn thibắt buộc”. Ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng PhongTPHCM, nêu ý kiến. Ông Dũng nhấn mạnh chủ trương này là bước lùi trong giáodục.

Cầu nối hội nhập

Theo ông Dũng, ở các quốc giatrong khu vực như Singapore, Malaysia... môn ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, đãđược phổ cập từ rất lâu, điều này sẽ thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế. Trongkhi chủ trương của bộ không coi trọng môn ngoại ngữ thì việc học môn này trongnhà trường sẽ bị học sinh buông lơi, từ đó, học sinh sẽ kém về môn ngoại ngữ, vềlâu dài việc hội nhập của Việt Nam sẽ không như mong muốn vì công dân không đủnăng lực ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh.

Bỏ thi ngoại ngữ: Một bước lùi !
Một giờ học ngoại ngữ của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM). Ảnh: T.Thạnh

Ông Nguyễn Ngọc Hợi, Hiệu trưởngTrường ĐH Vinh, nêu thực tế hằng năm Trường ĐH Vinh đều kiểm tra trình độ sinhviên trúng tuyển nhưng chỉ có 30% có khả năng theo học được chương trình, 70%phải học thêm ngoại ngữ hoặc đào tạo lại mới theo kịp chương trình đào tạo ngoạingữ của trường. Trình độ ngoại ngữ của học sinh đã thấp như vậy, nếu bỏ thi mônngoại ngữ, theo ông Hợi, chất lượng môn học này sẽ càng giảm xuống.

TS Nguyễn Ngọc Tuân, Trưởng PhòngSau ĐH Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cũng chia sẻ: Rào cản lớn trong đào tạo sau ĐHtrong nước và tuyển đi nước ngoài là ngoại ngữ. Giải pháp duy nhất là mỗi họcsinh phải đầu tư việc học ngoại ngữ cho chính mình ngay từ bậc phổ thông, khôngcó con đường nào khác...

Chưa đánh trống đã bỏ dùi

Lý giải nguyên nhân việc dự kiếnbỏ môn thi ngoại ngữ bắt buộc trong kỳ thi THPT năm 2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐTNguyễn Vinh Hiển cho rằng khi triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệthống giáo dục quốc dân thì đội ngũ giáo viên cũng như chương trình đào tạo sẽcó chất lượng cao hơn nên không cần phải bắt buộc thi môn ngoại ngữ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu củachúng tôi, việc triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dụcquốc dân giai đoạn 2008-2020 (được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt ngày 30-9-2008),gặp phải khó khăn lớn nhất là về giáo viên.

Theo PGS-TS Nguyễn Lộc, Phó Việntrưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, người chắp bút cho đề án trên, đội ngũgiáo viên ngoại ngữ hiện rất thiếu lại yếu do chưa được đào tạo bài bản. Thốngkê của Bộ GD-ĐT cho thấy tổng số giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông hiện nay chỉcó 60.000 người, nếu tiến hành thí điểm dạy ngoại ngữ cho khoảng 20% học sinhlớp 3 trên toàn quốc sẽ phải cần thêm khoảng 2.000 giáo viên vào năm 2010. Trongkhi đó, theo tính toán của ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, cảnước chỉ có khoảng 6.000 giáo viên tiếng Anh tiểu học, mỗi năm chỉ có khoảng300-500 giáo viên tiếng Anh tiểu học tốt nghiệp nên để có được con số vài ngànngười, cần phải mất nhiều thời gian. Như vậy, việc triển khai đề án dạy và họcngoại ngữ dù đến cận kề nhưng vẫn ở trong giai đoạn chuẩn bị, chưa đi vào thựctế mà đã vội vàng bỏ thi môn ngoại ngữ.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn VinhHiển, điều kiện dạy và học ngoại ngữ tại nhiều địa phương còn nhiều khó khăn,đội ngũ giáo viên được đào tạo nhanh nhưng chưa bảo đảm được chất lượng chươngtrình do đó môn học này không nên bắt buộc phải thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên,theo ông Võ Anh Dũng, môn ngoại ngữ từ lâu đã được xác định là môn học chính thìbộ phải có trách nhiệm đào tạo giáo viên đủ cho môn học này, lý do bỏ môn thinày vì thiếu giáo viên là chưa thuyết phục. Theo đề án dạy và học ngoại ngữ củabộ, học sinh lớp 3 bắt đầu học ngoại ngữ mà kỳ thi lại không bắt buộc thì việchọc từ lớp 3 không có ý nghĩa gì. Hiện nay, việc đánh giá hiệu trưởng, giáo viênđều phải có ngoại ngữ thì việc không coi trọng môn ngoại ngữ là điều không ổn.

Theo Thùy Vinh - Huy Lân

Bỏ thi ngoại ngữ: Một bước lùi !



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.