Bộ trưởng Thăng "đốt nóng" từ miền Trung lên Tây Nguyên

Trước đề xuất thu phílưu hành đối với phương tiện cá nhân tham gia giao thông, nhiều chủ trangtrại, nông dân những người dùng ô tô, xe máy phục vụ sản xuất không khỏichoáng váng...

Trước đề xuất thu phílưu hành đối với phương tiện cá nhân tham gia giao thông, nhiều chủ trangtrại, nông dân - những người dùng ô tô, xe máy phục vụ sản xuất không khỏichoáng váng...

Nóng từ miền Trung...

Mấy ngàynay, câu chuyện mà nông dân miền Trung bàn tán nhiều nhất, sau chuyện giáxăng tăng là việc thu phí lưu hành ô tô, xe máy. Ông Diệp Thành Niên – chủtrang trại trồng xoài ở Cam Hải Đông (Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết, năm2011, tiết kiệm từ tiền lãi thu hoạch xoài, gia đình ông mua được một chiếcô tô 5 chỗ.

Bộ trưởng Thăng "đốt nóng" từ miền Trung lên Tây Nguyên
Nông dân Lâm Quang Dự và chiếc ôtô sắp trở thành “gánh nặng” vì chịu nhiều loại phí. 

Tiền không nhiều, lại sợ tốn xăng nên ông chỉ dám mua chiếc xe cũ, trị giá110 triệu đồng. Sử dụng ô tô, ông mới thấy hết ý nghĩa của chủ trương “côngnghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”. Thay vì cả gia đình đi từchỗ ở đến trang trại bằng 3-4 chiếc xe máy để làm việc thì nay chiếc ô tônày có thể chở một chuyến cả người lẫn công cụ lao động, phân, thuốc “gọnơ”, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Ông Niênnói: “Mức thu phí đề xuất của Bộ GTVT cao đến phi lý. Cái ô tô cũ của tôitrị giá 110 triệu đồng, giả sử phải đóng với mức thấp nhất là 20 triệu đồngmột năm thì trong vòng 5 năm là mất toi cái xe. Loại phí này được áp dụngnhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nhưngđối với chủ trang trại sống ở nội thành mà làm việc ở trang trại vùng ngoạithành như chúng tôi thì kiếm đâu ra xe buýt mà đi”.

Còn ôngVũ Bá Thuyên (51 Lê Đại Hành, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) - chủ trang trạinuôi tôm 40ha - chia sẻ: Mức thu và cách thu rất phi lý và thiếu công bằng.Nhà tôi ở nội đô phải dùng ô tô di chuyển ra ngoại thành, nơi có trang trạiđể làm việc. Trang trại của tôi cách thành phố 12 cây số, trạm xe buýt cuốicùng cách trang trại hơn 5 cây số, nếu không dùng ô tô riêng thì đi lại bằnggì? Tôi cho rằng cách thu phí qua giá xăng như đang làm hợp lý và công bằnghơn.

... Lên Tây Nguyên

Tại TâyNguyên, chuyện thu phí cũng đang trở nên nóng bỏng. Từ nhiều năm nay, ôngNguyễn Trọng Hải (ở xã Tâm Thắng, Cư Jút, Đăk Nông) vẫn sử dụng xe tải 1,5tấn để vận chuyển phân bón, máy bơm, ống nước chăm sóc cà phê và chở sảnphẩm đi bán. Qua theo dõi báo đài, ông biết sắp tới chiếc xe tải nhỏ của ôngphải nộp Quỹ Bảo trì đường bộ 180.000 đồng mỗi tháng.

Theo Bộ GTVT, tính đến 31.10.2011 có 612.691 xe chịu tác động của phí hạn chế phương tiện cá nhân, tương ứng với chủ phương tiện chiếm 0,77% dân số cả nước. Các xe này phần lớn sử dụng cho mục đích cá nhân, tuy một số xe hoạt động vận tải taxi nhưng khối lượng vận chuyển không lớn. Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng cho rằng, phí hạn chế phương tiện cũng sẽ tạo nên tác động tiêu cực là một số cá nhân phải chịu thêm các khoản phí.

Ông Hải nói: “So với xe tải của người bán vật liệu xâydựng, xe tải chở hàng thuê thì chúng tôi sử dụng rất ít, mỗi năm chỉ vàitrăm cây số. Chủ yếu tôi chạy đường đất, đoạn nào hư hỏng thì chúng tôi tựsửa chữa lấy. Hơn nữa xe ở nông thôn, phục vụ sản xuất trong ruộng rẫy nêncũng không gây ùn tắc, không cần phải hạn chế”.

Ông Lâm Quang Dự (thôn Liên Cơ, xã Hòa Đông,Krông Păk, Đăk Lăk) năm nay đã gần 60 tuổi, lại làm rẫy cách nhà gần 100cây số. Xa như vậy nên ông không đi xe máy được, còn xe khách thì quábất tiện nên buộc lòng phải mua chiếc Ford Everst đi làm chứ không phảigiải quyết khâu oai.

Ngoài đirẫy, thỉnh thoảng ông mới có dịp đánh xe ra đường để đi mua sắm, khám chữabệnh, dự đám cưới...

“Chủtrương đánh đồng tất cả, thu phí trên đầu phương tiện như vậy là không phảnánh được mức độ sử dụng, ảnh hưởng của từng phương tiện đến hạ tầng giaothông, nguy cơ ùn tắc" - ông Dự bức xúc.

Nhiềungười trồng cà phê còn cho rằng, thu phí phương tiện của nông dân để bảo trìđường bộ, hạn chế ùn tắc là không có tác dụng gì. Mặt khác, hạn chế phươngtiện của nông dân tức là... hạn chế sản xuất.

Theo Dân Việt



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.