Bộ trưởng Thăng: "Tôi được sự đồng thuận của dân"

Chúng tôi   trích đăng trả lời phỏng vấn trực tuyến của Bộ trưởng Đinh La Thăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

"Sau 5 thánglàm bộ trưởng, tôi rất mừng là các giải pháp đưa ra đã nhận được sự đồng thuậncủa nhân dân và đặc biệt là sự quyết liệt, đồng thuận của cán bộ, công nhân viênchức trong ngành", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời chiều12/1.

Chúng tôi  trích đăng trả lời phỏng vấntrực tuyến của Bộ trưởng Đinh La Thăng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

- Thưa ông, tại sao Bộ Giao thông Vận tải không hỏi ý kiếnngười dân trước khi trình Chính phủ đề án phí lưu hành phương tiện?

- Để trình đề ánnày, chúng tôi có căn cứ là báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội các giải phápcấp bách giảm thiểu tai nạn và ùn tắc. Quốc hội đã ra nghị quyết, trong đó nhấttrí thông qua các giải pháp của Chính phủ về giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giaothông. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho Bộ Giao thông Vận tải trình Chínhphủ để đề nghị Quốc hội bổ sung phí và lệ phí, trong đó có phí lưu hành phươngtiện cá nhân.

Thứ hai, đây khôngphải sáng kiến mới của Bộ mà là thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ xây dựng đề án.

- Tại sao Bộ lại đề xuất thu phí lưu hành phương tiện theo cách"cào bằng" đầu xe cùng mức mà không theo lưu thông thực tế, phân biệt xe mới, xecũ?

- Chúng tôi tínhtoán rất kỹ để xây dựng đề án này, không cào bằng, có tính toán thực tiễn tìnhhình giao thông, thu nhập của người dân, nhu cầu đi lại và tham khảo các nướcthế giới. Phí lưu hành xe máy phân ra 2 loại, cho người đi xe dưới 175 phân khốiđóng 500.000 đồng, tính ra mỗi tháng 46.000 đồng, tương đương 2 lít xăng là phùhợp. Xe trên 175 phân khối thu một triệu đồng.

Còn ôtô phân racác mức khác nhau, một năm trung bình là 20 triệu đồng, một tháng đóng chưa hết2 triệu, phù hợp với người sử dụng phương tiện. Có phân chia các mức độ cho phùhợp với từng nhóm người.

- Chủ ôtô đã đóng góp nhiều vào ngân sách thông qua hình thức nộp thuế, giờlại phải thêm gánh nặng phí lưu hành. Ông nghĩ sao về điều này?

- Chính phủ chưaban hành mức thu phí. Sau khi Thường vụ Quốc hội quyết định thì Chính phủ mớiban hành. Tuy nhiên, trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, để kiềm chế,giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông cần tổng thể các giải pháp đồng bộ, cảgiải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó có việc rà soát lại tất cả quy hoạchphát triển, quy hoạch sản xuất rồi quy hoạch lắp ráp, nhập khẩu ôtô... Từ đó,Chính phủ mới đề ra giải pháp, trong đó có giải pháp về kinh tế là thu phí lưuhành phương tiện cá nhân.

Bộ trưởng Thăng: "Tôi được sự đồng thuận của dân"
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng. Ảnh: Đ.L.

Mục tiêucủa việc thu phí không chỉ để giảm ùn tắc giao thông, mà còn tạo ranguồn thu để đầu tư trở lại hạ tầng, để phục vụ người dân tốt hơn. Việcthu này đảm bảo công bằng, người sử dụng nhiều hạ tầng phải nộp phínhiều hơn. Người sử dụng xe máy thì nộp phí vừa phải, mức 500.000đồng/năm, còn đối với người đi bộ, xe đạp không phải nộp.

Nói về chuyện bìnhđẳng hay không khi những người đi ôtô nộp nhiều thuế, tôi cho rằng, chúng tacũng phải đặt ngược lại vấn đề. Người dân ở vùng sâu, biên giới hải đảo, họ làmgì để nộp thuế. Nhưng công sức bảo vệ biên giới của họ thì không thể tính bằngtiền. Anh có thể nộp ngân sách hàng năm, hàng tháng nhưng sự hy sinh của nhữngngười nơi biên giới, của người nông dân làm ra hạt gạo… thì có tính được không?Thực tế, về sử dụng hạ tầng giao thông, họ luôn bị thiệt thòi.

Nếu mình không thuphí này, tạo thêm nguồn thu, chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì không cótiền đầu tư cho giao thông nông thôn, đường ven biển, đường tuần tra biên giới…Do vậy tôi nghĩ, nếu nói bình đẳng thì chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ nhưvậy.

- Bộ trưởng đã hứa thực hiện 3 khâu đột phá (đầu tư xây dựng hạtầng giao thông, giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông), vậy đã có tiến triển gìtrong cả 3 lĩnh vực?

- Ngành đang tiếptục thực hiện 3 nội dung đột phá đó, không phải một thời gian ngắn giải quyếtđược. Đây là vấn đề lớn cần sự vào cuộc của toàn dân. Nhưng tôi cũng hết sức hàilòng, sau 5 tháng nhận chức Bộ trưởng đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất lớntừ nhân dân. Tôi hàng ngày nhận được rất nhiều ý kiến qua điện thoại, email, thưbày tỏ sự ủng hộ, tất nhiên cũng có cả những người phản đối.

Về kết quả cụ thể,cần có thời gian. Đầu tư một cây cầu, một con đường, xử lý ùn tắc giao thông…cần một loạt giải pháp để triển khai thực hiện và cần thời gian thì mới khẳngđịnh được kết quả, chứ sau 5 tháng mà làm được ngay thì tôi giỏi quá.

- Khi “trảm tướng”, yêu cầu tăng tốc hoàn thành dự án cảng hàngkhông Đà Nẵng, quốc lộ 18, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình..., Bộ trưởng trực tiếpphải đi đốc công, tại sao không để các thứ trưởng làm việc đó?

- Tôi thấy rằng đãlà người đứng đầu ngành, không chỉ ngành giao thông, khi đi kiểm tra công việcthì phải có ý kiến chỉ đạo, giúp đỡ, thậm chí có biện pháp xử lý tình thế đểcông việc tốt hơn, chứ không phải chỉ khi có vấn đề thì bộ trưởng mới "ra tay".Có người nói bộ trưởng là chính khách, phải làm chính trị, phải làm việc lớn chứsao lại làm thay việc của đốc công? Tôi cho rằng bộ trưởng phải làm cả việc lớn,cả việc nhỏ.

Ví dụ tôi đến nhàanh chơi, thấy anh đang quét nhà, không lẽ tôi bảo vợ ông này hỏng, vì chẳng nhẽanh không thể giúp vợ rửa bát hay quét nhà. Theo tôi, bộ trưởng làm cả việc lớnvà việc nhỏ, miễn là việc đó có lợi cho tập thể, cho đơn vị, cho đất nước.

- Bộ trưởng nghĩ thế nào về khả năng mất chức vì đã đưa ra hàngloạt giải pháp khá quyết liệt?

- Sau 5 tháng làmbộ trưởng, tôi rất mừng là các giải pháp đưa ra đã nhận được sự đồng thuận củanhân dân, xã hội và đặc biệt là sự quyết liệt, đồng thuận của cán bộ, công nhânviên chức trong ngành. Dù cũng xin nói lại là các giải pháp này đã được đặt ratừ 10 năm nay nhưng không ai làm và tôi chưa có sáng kiến gì cả.

Về việc sợ có mấtchức không, tôi xin trả lời rằng vừa rồi Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cóchuyển cho tôi bức thư ngỏ của một người nông dân gửi Bộ trưởng Giao thông Vậntải. Bức thư có đoạn: "Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, chúngtôi ủng hộ các biện pháp quyết liệt vừa rồi của ông, mong ông tiếp tục duy trì.Nếu vì lý do gì đó, Quốc hội có phế truất, không cho ông làm Bộ trưởng nữa, thìông hãy về với chúng tôi, chúng tôi sẽ bầu ông làm trưởng thôn".

Cho nên tôi hếtsức thanh thản, làm được gì cho đất nước, cho ngành, tôi sẽ hết sức làm, theonhư lời dạy của Bác Hồ: Việc gì có lợi cho dân cho nước thì hết sức làm, việc gìkhông có lợi cho dân cho nước thì hết sức tránh.

Theo Vnexpress



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.