“Bom nổ chậm” trong hầm để xe

Trước hàng loạt vụ cháy, nổ xe, đặc biệt là những vụ xe “bỗng dưng” bốc cháy khi để trong nhà xe, nhiều người lo ngại nếu không có biện pháp phòng ngừa thì đây không khác gì những “quả bom nổ chậm” gây hậu quả khôn lường.

Trước hàng loạt vụcháy, nổ xe, đặc biệt là những vụ xe “bỗng dưng” bốc cháy khi để trongnhà xe, nhiều người lo ngại nếu không có biện pháp phòng ngừa thì đâykhông khác gì những “quả bom nổ chậm” gây hậu quả khôn lường.


Theo khảo sát của PV tạimột số khu chung cư cũ ở khu vực Thành Công (Q.Ba Đình), Kim Liên, TrungTự (Q.Đống Đa)… những nơi luôn tập trung hàng trăm điểm gửi xe tự phát,nhưng không hề có hệ thống, thiết bị PCCC. Do yếu tố lịch sử nên các tòachung cư không có nhà để xe riêng, do đó  các hộ dân ở tầng 1 cơi nớithêm diện tích sử dụng để làm nơi giữ xe cho các hộ ở tầng trên. Tại khuH, tập thể Thành Công, căn hộ bác Hoàng Văn Đình chỉ có 40m2, trong đóphòng khách rộng khoảng 20m2 được trưng dụng để làm chỗ chứa cho 20chiếc xe máy. Bác Đình cho biết xe đa phần là người ở tầng trên gửi theotháng, mỗi chiếc thu được 200 ngàn đồng, tức mỗi tháng có thêm 4 triệu,“chỉ thêm được chút tiền chợ”. Đổi lại, lối ra vào nhà bị xe bít kín,vào ban đêm, muốn ra ngoài phải lách từng bước một. Khi được hỏi vì saonhà trông xe nhưng không có bình cứu hỏa, bác Đình thản nhiên đáp: “Bìnhbiếc làm gì cho rách ra, sống chết có số cả, lo gì”.

Đa số các bãi gửi xe tựphát tại các khu chung cư cũ đều nằm xa họng nước cứu hỏa, mặt khácnhiều hộ dân cơi nới thêm phần sử dụng chung, hoặc lấn chiếm làm hàngquán nên khi có sự cố hỏa hoạn thì xe cứu hỏa cũng rất khó tiếp cận.

“Bom nổ chậm” trong hầm để xe
Ảnh: Diệp Đức Minh

Tại khu vực tầng trệt vốnđược dùng để trông giữ xe máy của các tòa nhà 3D, 3C, 3A… trong khu đôthị mới Nam Trung Yên (Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội), trên diện tích sàn lêntới hàng trăm mét vuông có hàng trăm xe máy để san sát nhau nhưng chỉ cómột bình cứu hỏa. Chưa hết, các đường ống dẫn nước phục vụ công tác chữacháy, thay vì được cất vào hộp đồ để tránh chuột, bọ cắn lại bị vứtchỏng chơ ngay dưới nền nhà. Điều khiến chúng tôi bất an hơn cả, đó làkhu vực nhà xe đã được người bảo vệ tận dụng luôn làm chỗ sinh hoạt. ChịHoàng Thùy, một người dân sinh sống trong tòa nhà 3D phản ánh: “Nhà đểxe thì đã bí, xe gửi thì nhiều, mà không hiểu sao người ta lại cho bảovệ nấu nướng, rồi sinh hoạt ngay trong nhà để xe được. Thậm chí, nhiềuhôm bạn bè của người bảo vệ này tới ngồi hút thuốc lá, thuốc lào ngaytrong nhà xe”. Qua quan sát, các nhà để xe kiểu này, được thiết kế duynhất một cánh cửa ra vào. Và tuyệt nhiên không có cửa thông gió, trongkhi các cửa sổ kính lại luôn đóng kính.

Không chỉ ở các khu đôthị, chung cư, hiện tại ở Hà Nội còn xuất hiện rất nhiều nhà trọ caotầng. Một điều dễ thấy là do tận dụng tối đa diện tích để làm phòng trọ,nên hầu hết những khu trọ cao 4 - 7 tầng này đều không hề có lối thoáthiểm, còn cầu thang lên xuống lại rất hẹp. Điển hình, khu nhà trọ củagia đình chị Nguyễn Thị Hoa (xóm 3, thôn Hạ, xã Mễ Trì, H.Từ Liêm) đượcthiết kế xây dựng cao 4 tầng, mỗi tầng có 6 phòng. Thế nhưng, cả khu nhàtrọ với 24 phòng của gia đình chị Hoa chỉ có một khoảng sân rộng chưađầy 25m2 để làm chỗ để xe luôn nghẹt cứng. Trong khi phần cầu thang, lốihành lang đi chung cũng được gia chủ thiết kế gọn nhỏ tới mức tối đa,không hề có lắp bóng điện chiếu sáng, biển báo hiệu hay bình cứu hỏamini phòng ngừa trường hợp xảy ra cháy, nổ...

Tương tự, tại khu vựcP.Láng Thượng (Q.Đống Đa) nơi tập trung rất đông sinh viên nhiều trườngcao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội thuê trọ, cũng xuất hiện một loạtnhững dãy nhà cao tầng, mỗi dãy có cả năm, sáu chục phòng cho thuê trọ.Trong ngõ 898 đường Láng, có ít nhất hai dãy nhà cao tầng kiểu này. Nhàsố 29 cao 6 tầng với 50 phòng chứa hơn 100 con người sinh sống, nhưngchỉ có duy nhất một cầu thang - vừa đủ để hai người tránh nhau. “Nếu tốihôm nào về sớm, cất xe thì kiểu gì sáng hôm sau cũng phải đi xe buýt đihọc, vì có quá đông xe nên không tài nào lôi được xe ra. Chúng em ở đâycũng lo lắm, vì dạo này đọc báo, xem ti vi có nhiều vụ, xe để trong nhàtự cháy, nổ. Nói dại miệng, lỡ chỉ có một chiếc xe máy của bạn nào đóbốc cháy như chiếc xe từng cháy khi để trong sân ở một nhà trên phố HàngCót, thì chắc chắn sẽ lan sang các xe khác”, H.L, sinh viên thuê trọ ởđây lo lắng.

Ai quản lý?

Trên thực tế, Hà Nội đãtừng xảy ra vụ phương tiện bốc cháy khi gửi ở bãi để xe. Vào đêm24.12.2011, trong lúc hàng ngàn người đang đổ xô về khu vực Nhà thờ Lớnvà Bờ Hồ đón Noel thì tại một bãi gửi xe ở phố Bảo Khánh (Q.Hoàn Kiếm),xe máy Honda Air Blade của khách bốc khói nghi ngút khiến nhiều ngườitrên phố hoảng loạn. Nhân viên bảo vệ bãi trông xe đã dùng bình cứu hỏamini ngay tại bãi xe phun tới tấp nhưng không ngăn được lửa, sau đó, mộtsố người đã vào một khách sạn đối diện lấy thêm 3 bình chữa cháy mới dậpđược cháy.

Trả lời TPV chiều8.1, đại tá Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.Hà Nội chohay, về mặt nguyên tắc các nhà để xe trong khu chung cư phải có hệ thốngchữa cháy tự động bằng vòi phun nước: “Nhiều chỗ để xe hiện nay gọi làcó trang bị hệ thống PCCC nhưng thực chất chỉ có vài bình cứu hỏa, giảdụ xảy ra hỏa hoạn thì những chiếc bình này chẳng có tác dụng gì cả”,đại tá Thiều lo lắng.

Ông Thiều bày tỏ lo ngạivề nguy cơ cháy nổ phương tiện tại các điểm trông giữ xe trong các khuchung cư cũ hoặc chung cư mini. “Đối với những trường hợp này, chínhquyền địa phương sẽ kiểm tra rà soát và phối hợp cùng cảnh sát PCCC xửlý, nhưng khi địa phương không có ý kiến thì chúng tôi cũng không nắmbắt được”, ông Thiều nói.

Theo Thanh Niên



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.