Cặp vợ chồng 80 tuổi mong ước được... hiến xác

"Chết là hết. Thân xác chỉ có giá trị khi con người ta đang sống và cống hiến được gì cho xã hội. Những nấm mồ chỉ là hình hài của đất, một thời gian nhất định rồi cũng tan chảy ra với đất mà thôi".

"Chết là hết. Thân xác chỉ có giá trị khi con người ta đang sống và cống hiếnđược gì cho xã hội. Những nấm mồ chỉ là hình hài của đất, một thời gian nhấtđịnh rồi cũng tan chảy ra với đất mà thôi".

Đó là quan niệm của vợ chồng ông Lê Văn Thân, ở tổ dân phố100, khu phố 14, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM - hai trong những người tiênphong hiến xác cho y học.

Những người tiên phong

Căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm yên bình của vợ chồng ông LêVăn Thân và bà Đặng Thị Kim Tuyến luôn nhộn nhịp người ra kẻ vào trong hơn15 năm qua. Sự nổi tiếng của ông bà cũng thật đặc biệt. Cái đặc biệt chẳnggiống với bất cứ một nhân vật nổi tiếng nào.

Ông bà là những người tiên phong đăng ký hiến xác cho y họckhi qua đời. Kể ra cũng có nhiều người dị nghị nói này nói nọ. Người nàohiểu được việc họ làm thì cảm phục và ngưỡng mộ còn những người không hiểuthì cho đó là "coi thường thân xác".

Cặp vợ chồng 80 tuổi mong ước được... hiến xác
Khi về với cát bụi, ông bà Thân, Tuyến muốn thân xác của mình vẫn trở nên có ích.

Kể về cơ duyên lần đầu tiên quyết định hiến thân xác của mìnhcho y học, đôi mắt họ long lanh ánh lên niềm tự hào về nghĩa cử của mình. BàĐặng Thị Kim Tuyến năm nay đã 80 tuổi còn ông Lê Văn Thân hơn bà một tuổinhưng ông Thân trông có phần nhanh nhẹn hoạt bát hơn bà nhiều. Bà Tuyến doảnh hưởng di chứng của chiến tranh, hiện nay vẫn còn một mảnh đạn găm trênngực cách tim chỉ 1cm nên bà đi đứng rất khó khăn, chậm chạp.

Hỏi ông về chuyện hiến xác, ông bảo: "Chờ tui vào gọi bà ấyra kể cho nghe vì bà đăng ký hiến xác trước tui". Bà Tuyến kể, năm 1998,trong một lần tham gia họp hội phụ nữ của phường nghe mọi người kể về chuyệnhiến xác. Vì từng làm trong ngành y nên bà Tuyến hiểu rõ về hữu ích của việchiến xác.

Ngày xưa, bà Tuyến là y tá quân y làm việc cứu thương cho bộđội. "Hồi ấy chiến tranh mà, gian khổ thiếu thốn đủ điều. Những người học ykhoa như chúng tôi đâu được đào tạo bài bản như bây giờ. Việc thực hành, mổxẻ trên xác người để phục vụ cho trình độ chuyên môn càng không có. Chính vìthế mà nhiều ca bệnh nặng đòi hỏi phải phẫu thuật ngay mới có cơ hội cứusống đồng đội, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn".

Bà Tuyến cho biết, 15 năm trước, bà có một khoản tiền 5 triệuđồng tích góp để lo hậu sự sau này nhưng đùng một cái, bà đã lấy số tiền ấyđi quyên góp cho một gia đình nghèo xây nhà. Đến khi khánh thành nhà, họ mờibà đến dự và tỏ lòng cảm ơn. Họ ôm chầm lấy bà khóc, xúc động quá bà cũngkhóc theo.

Về nhà, thấy mắt vợ đỏ hoe, ông Thân gặng hỏi thì bà Tuyếnmới dám nói thật là mình đã lấy hết số tiền lo hậu sự đi làm từ thiện rồi.Bà còn thông báo một tin động trời ngay sau đó với ông là bà đã hiến xác chotrường Y khoa Phạm Ngọc Thạch nên không cần đến số tiền ấy nữa. Ông Thân imlặng và một năm sau thì cũng tự nguyện ký vào đơn xin hiến xác như vợ. Ôngcầm số tiền 5 triệu tiết kiệm để lo hậu sự của mình tới UBND phường quyêngóp cho quỹ từ thiện.

Thời điểm năm 1999, số tiền ấy trị giá hơn một cây vàng vàông bà có thể làm nhiều việc cải thiện kinh tế gia đình. Chính quyền địaphương ngạc nhiên hỏi ông Thân lấy đâu ra tiền mà ủng hộ nhiều như vậy. Ôngtrình bày là mình đã hiến xác nên khi chết không phải mất đồng nào mai táng,số tiền dành lo hậu sự vì thế sẽ không cần sử dụng đến.

Ông nhớ lại: "Thật ra, lúc đó gia đình tôi cũng khó khăn lắm,hai vợ chồng sống bằng lương công chức, lại phải lo cho ba đứa con có côngăn việc làm ổn định. Tuy số tiền ấy khá lớn đối với chúng tôi, nhưng tôinghĩ đi nghĩ lại, dù sao mình còn hơn rất nhiều người nên thấy nhẹ lòng,quyết tâm đi ủng hộ".

Chúng tôi hỏi, việc hiến xác của ông bà có vấp phải sự phảnđối của anh em họ mạc không? Ông Thân cười bảo: "Không ai phản đối cả. Cáccon của tôi lúc đầu không đồng ý nhưng qua thời gian, thấy nhiều người tìmđến nhà nhờ tôi tư vấn cho cái lợi của việc hiến xác để họ hiến thì chúngchuyển sang ủng hộ.

Hiện nay, hai vợ chồng đứa con gái lớn của tôi cũng đăng kýhiến xác rồi". Ông Thân lần giở cho chúng tôi xem quyển sổ ghi chép tên tuổisố người ông đã giúp làm thủ tục hiến xác đến nay đã lên tới con số 56. Đólà chưa kể những trường hợp, nhờ ông tư vấn rồi thì tự nguyện tới bệnh việnđăng ký trực tiếp. Những con chữ ghi cẩn thận, chi tiết tên tuổi, mã số củangười hiến xác đã phần nào nói lên uy tín của ông Thân.

Mỗi người tự nguyện hiến xác là mỗi hoàn cảnh khác nhau. Giàcó trẻ có, giàu có nghèo có bao gồm cả một bộ phận tri thức đang làm việctrong chính quyền địa phương. Ông Thân kể, trường hợp bà cụ ở tận quận12 gọiđiện cho ông ngỏ ý muốn hiến xác nhưng vì bệnh tật lại già yếu nên cụ khôngthể trực tiếp đi được. Vậy là ông Thân một mình lặn lội bắt xe ôm đến quận12 làm thủ tục cho cụ hiến xác. Lên tới nơi thì cụ không có ở nhà, ông ngồichờ đến tối cụ vẫn chưa về, liên lạc cũng không được. ông quay về và trongngười thấy bứt rứt vì chưa làm được việc nên làm.

Sáng sớm hôm sau, ông lại đi thật sớm tới nhà cụ và đã gặpđược. Làm thủ tục xong, ông tức tốc chạy tới bệnh viện đăng ký và ghi mã số.Đã 15 năm qua, hễ có người gọi dù ở bất cứ nơi đâu, thời gian nào, ông Thâncũng tìm tới.

Cặp vợ chồng 80 tuổi mong ước được... hiến xác
Ông Lê Văn Thân thường xem lại danh sách những người đã qua ông đăng ký hiến xác.

Và chuyện tình như... mơ

Ông Thân quê gốc ở Trà Vinh còn bà Tuyến quê Cần Thơ. Cả haiđều giác ngộ cách mạng rất sớm và đã gửi lại một phần xương máu của mình chochiến tranh. Bà Tuyến vốn là con một nhà tư sản giàu có trong vùng. Cha bàmuốn con gái lấy một người chồng môn đăng hộ đối nên hứa gả cho con trai mộtgia đình địa chủ. Không chịu lấy người mình không thương, bà Tuyến chống lạicha mẹ bỏ nhà phiêu bạt lên Sài Gòn ở đợ cho một nhà thương nhân giàu có.

Tại đây, bà đã gặp ông Thân khi ấy đang là biệt động nằmvùng. ông thân trong vai một thợ điện, thợ hàn nghèo khó thường tới nhà chủbà Tuyến ở chơi với người bà con cùng làm trong ấy. Thấy chàng trai nhỏngười, đen đúa nhưng thật thà chịu khó, cụ cố thương tình thường gọi ông lạihỏi chuyện.

Một lần, cụ thủ thỉ với ông là có cô Tuyến người làm trongnhà chịu khó thật thà lại cũng rất dễ thương mà chưa có ý chung nhân. Nghĩmình nghèo khổ, tứ cố vô thân nên ông chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện lấyvợ. Cụ cố liền gọi anh hai của bà Tuyến đứng ra thay mặt gia đình làm chủhôn cho hai người. Có nằm mơ ông cũng không thể nghĩ rằng mình sẽ có vợ lạilà người đẹp người, đẹp nết.

Ông còn nhớ, ngày sánh vai bên nhau trong đám cưới, ông khekhẽ đặt tay lên vai bà, bất chợt bà rùng mình làm tay ông rớt xuống. Mọingười dự cưới cười ồ lên...

Chuyện hiến xác của ông bà còn một nguyên nhân sâu xa mà khinói ra họ lại như chạm vào vết thương lòng khó lành. Hai người con trai củaông bà không may đã ra đi trước họ. Ông Thân ngậm ngùi: "Một thằng mất dolúc chiến tranh, bệnh tật không có thuốc chữa. Còn một thằng chỉ vì một bữanhậu chẳng may trúng gió mà vĩnh viễn ra đi.

Chẳng có thể làm gì để cứu được các con, chúng tôi buồn lắm.Sống ngần này tuổi đời rồi, chúng tôi muốn khi chết đi để lại cái gì đó cólợi cho xã hội. Tôi nghĩ rằng, từ những bài thực hành thực tế của sinh viêntrường y sẽ giúp tay nghề của các bác sĩ trẻ vững vàng hơn góp phần cứu giúpđược nhiều người bệnh".

Theo Nguoiduatin



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.