Chặt tay, rạch cơ thể, cắn chảy máu để... giải sầu

Buồn chán chuyên gia đình, tự chặt tay

Các ca tự làm tổnthương mình tới bệnh viện ngày một nhiều. Các em thường tìm cảm giác mạnh nhưcắt tay, chân, rạch cơ thể. Một số trẻ thì thường xuyên đập đầu vào tường, sànnhà, kính, dứt tóc, cắn tay đến khi chảy máu.

Buồnchán chuyên gia đình, tự chặt tay

Chặt tay, rạch cơ thể, cắn chảy máu để... giải sầu

Nguyễn VănH. (20 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) sinh ra trong một gia đình khá giả, bố làm trưởngphòng đối ngoại, mẹ làm kế toán, bố mẹ thuê mọi dịch vụ để chăm sóc cậu con quýtử.

H. ngày càngchán nản, cứ đi học về cậu lại lên cửa phòng đóng chặt và ngồi bên chiếc máytính, chán chơi game, cậu lại vào các diễn đàn dành cho teen, bố mẹ cậu cũngchẳng để ý cậu đi ngủ lúc mấy giờ. Khoảng cách giữa H. và bố mẹ chỉ cách vàibước chân nhưng cậu cảm thấy còn xa hơn vài trăm cây số.

Cậu bắt đầuđua đòi với một số đứa bạn sống theo cảm xúc, ban đầu với H. chỉ là những cáirạch tay nhẹ cho máu ứa ra, cái cảm giác hơi đau rát làm cậu thấy vui, nhìnnhững giọt máu đỏ tươi của mình, H. mới biết mình là một sinh vật sống. Dần dầnH. tìm đến cảm giác mạnh hơn. Cậu cầm con dao và chặt đứt ngón tay trỏ của mình.Khi bố mẹ cậu phát hiện ra thì mọi chuyện đã quá muộn.
 

Gia đình đãđưa H. đi cấp cứu, sau khi lành vết thương ở ngón tay, cậu được chuyển sang ViệnSức khỏe Tâm thần, Hà Nội điều trị tâm lý vì lúc nào cậu cũng thấy chán đời vàmuốn tìm cảm giác mạnh hơn nữa là tự sát. Nhìn gương mặt xanh xao, gày đét củaH, ít ai nghĩ rằng cậu là một quý tử con nhà giàu. H. than thở, cậu thấy chán xãhội này, nhiều khi chìm trong game cậu thấy thèm cuộc sống trong đó. Khi hỏi đếnbố mẹ cậu chỉ im lặng không nói gì.

Trước đó, Bùi Thị N. (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng phải nhập viện tại Bệnh việnTâm thần Ban ngày Mai Hương, trong tình trạng tâm lý bất ổn, N. không tin vàobất cứ điều gì và cho rằng chẳng có ai hiểu mình. Để giải tỏa bức xúc của tâmlý, N. đã cứa tay mình tìm cảm giác đau đớn để quên đi nỗi buồn. Gương mặt xinhxắn của N. được che khuất bởi một mái tóc ép thẳng, chải ngôi lệch một bên. N.luôn tự nhận mình là một emo.

Mẹ N. vớinét mặt lo lắng và khẳng định đã chu cấp mọi thứ cho con mình, cô bé cũng giốngnhư bao đứa trẻ mới lớn khác, thích mua sắm, xem phim, ca nhạc, cười và khóc….Mẹ N. không hề hay biết con mình rất cô đơn và luôn muốn thể hiện cá tính củamình, giữ chặt cái “tôi”.

Hộichứng thích cảm giác mạnh
 

Theo TS NgôThanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, trẻ có chứng tự làmtổn thương mình đến khám tại bệnh viện ngày một nhiều. Các em thường tìm cảmgiác mạnh như cắt tay, chân, rạch cơ thể. Một số trẻ thì thường xuyên đập đầuvào tường, sàn nhà, kính, dứt tóc, cắn tay đến khi chảy máu.

Bác sĩ TrầnThị Thu Hồng Phó khoa Lâm sàng của bệnh viện cho biết trào lưu "giải sầu" củagiới trẻ này được gọi là xu hướng emo. Emo là viết tắt của “emotional hardcore”,ban đầu là một thể loại nhạc bắt nguồn từ sân khấu hardcore của Washington D.Cvào giữa những năm 80, sau dần được chuyển thành cách ăn mặc, rồi hình thức bênngoài, lẫn bên trong, trở thành một trào lưu sống dựa theo cảm xúc.

Trên thựctế, những fan của emo thế hệ mới là những cô cậu bé tử tế, họ bắt chước cách thểhiện nỗi buồn của những người theo trường phái thích thể hiện sự khổ sở. Đókhông phải là điều gì khác ngoài những cảm xúc lộn xộn của lứa tuổi thiếu niên.

Nhiều họcsinh tuổi teen Việt Nam biến emo thành thứ tín đồ của cắt tay hành xác, bỏ bêhọc hành, có khi chỉ vì tâm lý hiếu kỳ, bắt chước, học đòi, thích gây chú ý đểđược nổi bật chứ chưa chắc đã hiểu emo là gì. Nếu văn hoá emo chỉ là thứ gì đógiống với đam mê âm nhạc thì không quá nghiêm trọng. Còn nếu ai đi xa hơn, ngườiđó có vấn đề. Tự làm đau mình thường là những người thích tự tử, một hiện tượngđáng báo động của căn bệnh trầm cảm.

Hầu hếtnhững teen tự cho mình là emo cho rằng mình có nhiều cảm xúc trước một số sựviệc nhưng không thể chia sẻ cùng bố mẹ, người thân, chỉ có thể chia sẻ vớingười cùng tâm trạng, hoặc ôm giữ cho riêng mình. Chẳng hạn: giận dỗi vì bị bốmẹ la mắng, buồn chán hoặc bị cấm yêu … Emo có thể rất ghét bố mẹ và cực kỳtuyệt vọng.

Hầu hết cácbác sĩ và chuyên gia tâm lý đều khuyến cáo các vị phụ huynh dù bận đến mấy cũngnên dành thời gian quan tâm chia sẻ tình cảm với con nhiều hơn, để con tin cậyvà sẵn sàng chia sẻ tâm tư. Bố mẹ hãy là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó,kiên quyết tẩy chay thái độ bất mãn từ phía con cái.

Theo Bee




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.