Choáng vì viện phí mới!

Cũng theo dự thảo này, tiền khám chữa bệnh sẽ tăng không dưới 10 lần so với mức thu hiện hành. Dự kiến mức thu tối đa là 30.000 đồngngườilần khám, thay cho mức 500 3.000 đồng quy định tại Thông tư 14; riêng tuyến huyện, xã mức thu khoảng 10.000 15.000 đồng. Bên cạnh đó, chi phí nằm điều trị dự kiến sẽ tăng lên 100.000 đồngngàygiường bệnh (quy định cũ là 18.000 đồng)

Theo dự thảo điều chỉnhviện phí mới nhất do Bộ Y tế soạn thảo, có 130 dịch vụ tăng từ 2,5-10 lần;tiền khám chữa bệnh tăng hơn 10 lần.

Theo dự thảo điều chỉnhgiá viện phí mới nhất, sẽ có khoảng 60 dịch vụ dự kiến tăng mức thu từ2,5 - 5 lần; khoảng 70 dịch vụ kỹ thuật y tế có mức tăng khoảng 7 - 10lần so với hiện nay.

Tăng chóng mặt

Lý giải việc điều chỉnh này,Bộ Y tế cho rằng mức thu quy định tại Thông tư 14 về thu một phần viện phíban hành năm 1995 của liên bộ Y tế - Tài chính, chỉ bằng 20% - 30% tổng cácchi phí tại thời điểm năm 1995. Hay nói khác đi, khung giá của các dịch vụ,kỹ thuật y tế theo Thông tư 14 không còn phù hợp với tình hình giá cả và chiphí thực tế. Thí dụ, dịch vụ cắt a-mi-đan mức thu tại Thông tư 14 chỉ từ20.000 - 40.000 đồng/ca. Khi đó, cắt a-mi-đan, cơ sở y tế sử dụng kỹ thuậtđơn giản, dễ có khả năng gây tai biến cho người bệnh. Trong khi hiện nay,hầu hết các bệnh viện áp dụng phương pháp gây mê, chỉ tính tiền thuốc mê đãkhoảng 220.000 đồng/ca. Nếu cộng thêm các loại vật tư khác, chi phí cho mộtca cắt a-mi-đan lên tới 330.000 - 450.000 đồng. Còn nếu cắt bằng siêu âm,giá một lưỡi dao siêu âm khoảng 150 USD/lưỡi thì chi phí còn cao hơn rấtnhiều.

Choáng vì viện phí mới!

Người nhà bệnh nhân làm các thủ tục tại Bệnh viện Việt Đức- Hà Nội. Ảnh: Mạnh Duy

Cũng theo dự thảo này, tiềnkhám chữa bệnh sẽ tăng không dưới 10 lần so với mức thu hiện hành. Dự kiếnmức thu tối đa là 30.000 đồng/người/lần khám, thay cho mức 500 - 3.000 đồngquy định tại Thông tư 14; riêng tuyến huyện, xã mức thu khoảng 10.000-15.000 đồng. Bên cạnh đó, chi phí nằm điều trị dự kiến sẽ tăng lên 100.000đồng/ngày/giường bệnh (quy định cũ là 18.000 đồng). Mức tăng cao nhất làngày giường điều trị ngoại khoa sau các phẫu thuật đặc biệt, phỏng độ 3, 4và trên 70% diện tích cơ thể là 150.000 đồng/ngày/giường bệnh (tăng khoảng 8lần) do phải có chế độ chăm sóc đặc biệt, có máy thở, điều hòa... 

Tăng vì ngân sách eo hẹp?

Bộ Y tế khẳng định việc điềuchỉnh khung giá lần này vẫn tuân thủ nguyên tắc chỉ thu một phần viện phíchứ chưa tính đúng, tính đủ, nhất là chưa tính khấu hao tài sản cố định,tiền lương CBCNV, chi phí đào tạo... Việc điều chỉnh viện phí lần này là dongân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện còn ít, hầu hết chỉ từ 30-40 triệuđồng/giường bệnh/năm. Số tiền từ ngân sách Nhà nước chỉ bảo đảm chi trả tiềnlương theo ngạch bậc và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, các khoảnphụ cấp lương, đóng góp BHYT, BHXH..., còn hầu hết chi phí khác để thực hiệncác dịch vụ khám chữa bệnh đều phải sử dụng từ nguồn thu viện phí và BHYT.

Cần có lộ trình

Trong khi Bộ Y tế khẳng định việc tăng giá viện phí lần này không ảnh hưởng đến người dân vì đã có BHYT cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh này chưa hợp lý bởi số đối tượng được BHYT hỗ trợ hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh chỉ chiếm phần rất nhỏ, còn lại, hầu hết người dân phải cùng chi trả từ 5%-20% chi phí khám chữa bệnh.
 
Là người từng nhiều lần lên tiếng về việc điều chỉnh viện phí, GS Phạm Song, nguyên bộ trưởng Bộ Y tế,  cho rằng việc tăng viện phí cần có lộ trình rõ ràng chứ không chỉ tăng dựa trên cảm giác. Người dân mắc bệnh đã khổ lắm rồi, nhất là những người nghèo nên việc này càng phải cân nhắc kỹ lưỡng để không tạo thêm gánh nặng cho người dân.

Theo Ngọc Dung
 NLĐ



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.