“Chưa rõ cơ sở của mức thu phí lưu hành phương tiện”

TS. Khuất Việt Hùng, Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT) cho hay, dù là nhà chuyên môn, ông chưa thấy cơ sở của mức thu phí phương tiện cá nhân đồng loạt. Theo ông, cách thu này đánh vào sở hữu, chứ không phải là phí lưu hành.

TS. Khuất Việt Hùng,Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT) cho hay, dù là nhàchuyên môn, ông chưa thấy cơ sở của mức thu phí phương tiện cá nhân đồngloạt. Theo ông, cách thu này đánh vào sở hữu, chứ không phải là phí lưuhành.



Trả lời báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng, thu phílưu hành để hạn chế phương tiện cá nhân, chống ùn tắc giao thông. Ông nghĩgì về những mục tiêu này?

Chủ trương dùng nhữnggiải pháp kinh tế, tài chính nhằm thay đổi hành vi sử dụng phương tiệncá nhân của người dân là đúng đắn và nên thực hiện. Tôi đồng ý với quanđiểm của Bộ trưởng Thăng là xe lăn bánh thì phải có trách nhiệm đóngphí. Khi lăn bánh là phải sử dụng năng lực thông hành và kết cấu, kỹthuật của đường, do vậy, phương tiện lưu hành phải đóng phí để nhà nướccó tiền chi trả cho việc cung cấp năng lực đó. 

Tuy nhiên, để tránh phí chồngphí thì chúng ta phải xác định rõ phần nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng đãđược sử dụng từ các nguồn phí nào rồi. Các nguồn mà chúng ta gọi là quỹ bảotrì đường bộ để sử dụng vào mục đích gì và phí lưu hành này để sử dụng vàomục đích gì trong phần đầu tư của nhà nước để tạo ra năng lực thông hành củađường? Đó là câu hỏi thứ nhất cần phải giải thích.

“Chưa rõ cơ sở của mức thu phí lưu hành phương tiện”
TS. Khuất Việt Hùng, Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học GTVT)

Tôi cũng hết sức đồng ý vớiviệc phương tiện lưu hành nhiều thì phải nộp nhiều và sử dụng ở những chỗách tắc thì phải nộp thêm phần phí ách tắc.

Vấn đề khiến người dân bănkhoăn nhất là việc áp mức phí đồng loạt theo cả năm đối với đầu ô tô, xemáy. Dự luận đặt câu hỏi cơ sở khoa học nào đặt mức phí như vậy? Những thôngtin từ tờ trình chưa cho phép dư luận cũng như những nhà chuyên môn nhìnthấy cơ sở khoa học của mức phí thu đồng loạt đó.

Ông có tin rằng việc thu phílưu hành sẽ giảm được số xe máy và hạn chế ùn tắc như ngành giao thông đặtra?

Mức phí 500 nghìn hay 1 triệuthì giảm được bao nhiêu chuyến đi của người dân trong giờ cao điểm, giảmđược bao nhiêu phương tiện trên những trục đường thường xuyên xảy ra ùn tắcgiao thông?

Dù chúng ta tin rằng việc thuphí lưu hành đã có cơ sở, nhưng phải biết được cơ sở đó như thế nào và đềnghị có sự giải thích là giảm được bao nhiêu phần trăm phương tiện.

Rất có thể việc thu phí nhưđề xuất có tác động phần nào đến mong muốn sở hữu phương tiện nhưng chưa đủmạnh để người ta không mua xe nữa.

Còn một điều “bất công” nữa là với cách thu phínhư đã được đề xuất thì phương tiện lưu hành nhiều hay ít cũng có chung mứcphí như nhau?

Phải trả lời được câu hỏirằng cơ sở khoa học nào để thu phí xe máy 500 nghìn đến 1 triệu đồng/năm.Nếu như thu đồng loạt như vậy rất dễ dẫn đến băn khoăn là việc tôi có xenhưng không đi, không gây ách tắc thì tại sao vẫn phải đóng phí. Nhiều ngườiý thức được việc chống ách tắc nên để xe ở nhà đi xe buýt hay đi chung xe màvẫn bị đánh phí. Ô tô cũng vậy, đi nhiều hay ít cũng thu một mức. Đây làđánh vào sở hữu chứ không phải đóng phí lưu hành...

Một câu hỏi đặt ra, tiêu chínào để chúng ta bảo đảm việc đi nhiều trả phí nhiều và đi vào chỗ ách tắcphải đóng tiền.

Vậy theo ông, làm thế nào để thu hợp lý?

Cách mà Singapore đang ápdụng là dùng hệ thống GPS kết hợp với hệ thống tài khoản trong nhà băng.Anh chạy cuối tháng sẽ gửi tổng số kilomet xe chạy là bao nhiêu, có chạyvào tuyến đường có thu phí trong nội thành không? Trong số đó, bao nhiêukilomet sẽ thu phí ách tắc rồi gửi về nhà đóng tiền. Chúng ta hoàn toàncó thể thu được như Singapore, bởi hiện xe khách, xe buýt có thể tínhtiền được rồi.

Việc thu phí lưu hành để hạn chế phương tiện cánhân, chống ùn tắc đã nhằm đến xe máy như một đối tượng chính, nhưng nhiềungười cho rằng xe máy không phải là “thủ phạm” chính gây tắc đường hiện nay.Quan điểm của ông như thế nào?

Xe máy nếu chúng ta sử dụngbình thường thì không phải nguyên nhân gây tắc đường. Hiện nay, ô tô chỉ có10% trong tổng số phương tiện giao thông nhưng chiếm 55% diện tích đường và65% diện tích đỗ.

Xe máy có phải nguyên nhângây tai nạn hay không? Nếu cứ tính số người tử vong trong 10.000 phương tiệnliên quan đến tai nạn thì xe ô tô cao gấp 4 lần xe máy...

Tôi không bênh vực cho nhữngngười dùng xe máy nhưng có được đời sống như hiện nay đại đa số hoạt độngkinh tế được xe máy chuyên chở. Tuy nhiên, xe máy rất nhạy cảm với tai nạn ởnhững tuyến đường cao tốc do vậy cần phát triển phương tiện công cộng, hạnchế người đi xe máy trên những tuyến đường dài.

Trở lại với tờ trình của Bộ Giao thông vận tải,với nội dung thu phí ô tô vào nội đô, quan điểm của ông ra sao?

Tôi là người nghiên cứu vàtrả lời câu hỏi ông đi vào chỗ ách tắc thì tôi thu và mức phí đúng bằngthiệt hại người tham gia giao thông gây ra cho xã hội do vấn đề ách tắc. Quátrình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, người đi ô tô ở TPHCM sẵn sàng chitrả 8 đô la Mỹ cho việc tiết kiệm một tiếng đi lại. Từ những việc này chúngtôi xây dựng mức phí theo từng giờ và mức phí từ 30 đến 50 nghìn là được.

Mục tiêu không phải là để lấytiền mà để chống ách tắc. Cụ thể là để cho người đi ô tô chuyển sang sử dụngnhững phương tiện ít chiếm dụng lòng đường hơn như xe máy, xe buýt, xe đạp.Tác động thứ 2 là người ta không đi vào khu vực nội đô nữa mà chọn địa bànkhác nếu có thể…

Từ việc thay đổi hành vi đósẽ giảm được số lượng chuyến đi vào trong nội thành và giảm được ách tắc. Vìvậy, với nội dung này của tờ trình thì tôi đồng ý.

Xin cảm ơn ông!

Theo Dân trí



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.