Chuyện bên lề phiên tòa xét xử Lê Công Định và đồng phạm

6 giờ 20 phút sáng ngày 2012010, những xe đặc chủng của Cơ quan Công an TP HCM dừng lại trước sân Tòa án nhân dân (TAND) TP HCM. Giây lát, người đầu tiên từ trên xe bước xuống dưới sự dẫn giải của Lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp là Trần Huỳnh Duy Thức trong bộ trang phục áo sơmi trắng bỏ trong quần màu đen. Kế tiếp là Nguyễn Tiến Trung, áo xanh, quần xám

Trong suốt thời gian diễn raphiên tòa, nhằm đảm bảo sức khỏe, buổi trưa các bị cáo được cho nghỉ ngay tạitòa, mỗi người một chiếc giường xếp. Cơm nước thì Trại Tạm giam Bộ Công an nấu,chuyển đến tận nơi. Có thấy được cái cảnh các bị cáo ai nấy đều khỏe mạnh, ngồiăn ngon lành, thì mới hiểu những luận điệu vu khống của các  nhóm phản độngngười Việt lưu vong ở nước ngoài, rằng họ bị nhục hình, bị tra tấn, bị bỏđói..., là những lời vu  khống!

6 giờ 20 phút sáng ngày20/1/2010, những xe đặc chủng của Cơ quan Công an TP HCM dừng lại trước sân Tòaán nhân dân (TAND) TP HCM. Giây lát, người đầu tiên từ trên xe bước xuống dướisự dẫn giải của Lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp là Trần Huỳnh Duy Thức trongbộ trang phục áo sơmi trắng bỏ trong quần màu đen. Kế tiếp là Nguyễn Tiến Trung,áo xanh, quần xám. Lê Thăng Long cũng áo trắng bỏ trong quần và cuối cùng là LêCông Định, áo sơmi xám bỏ ngoài, nhìn rất khỏe mạnh. Tất cả bọn họ phải ra trướcvành móng ngựa vì tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều79 Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Phiên xét xử kết thúc trong cuối chiềucùng ngày.

7 giờ, thân nhân của các bị cáovà 3 nhân chứng có mặt đầy đủ. Bên kia đường, đối diện tòa án, là những ngườihiếu kỳ hoặc có quen biết với Định, Trung, Long, Thức, họ không được cấp giấyvào tham dự phiên tòa nên đứng rải rác ở bên ngoài tòa án rồi đến khoảng 9 giờ,họ tự động giải tán.

Chuyện bên lề phiên tòa xét xử Lê Công Định và đồng phạm
Từ trái qua: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định.

8 giờ, Tòa khai mạc. Trongkhu vực dành cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài, chúng tôi thấy có ôngĐại sứ Đan Mạch Lysholt Hansen, Đại sứ phái đoàn EU Sean Doyle. Phía Canada,đại diện cho nhóm G4 có Tham tán văn hóa, chính trị Robert Burley. Tổng lãnhsự quán Mỹ có ông Tổng lãnh sự Kennet Fairfax, Tổng lãnh sự Australia là bàPhó lãnh sự Chantell Woodford.

Bên cánh báo chí, ngoài 51 phóngviên của 21 tờ báo viết, báo nói, báo hình trong nước, còn có một nhân vật củaHãng Thông tấn AP, Mỹ: Ben Stocking. Cạnh đó, là John Ruwich, Trưởng văn phòngđại diện tại Việt Nam của Hãng Reuteur, Anh và Trưởng văn phòng Hãng thông tấnAFP, Pháp: Aude Genet. Tất cả đều được bố trí ngồi tại một phòng riêng và theodõi phiên xử được truyền trực tiếp qua màn hình.

Phần thẩm vấn lý lịch bị cáo cũngnhư công bố cho các bị cáo biết về nghĩa vụ và quyền lợi được bắt đầu bởi Chủtọa phiên tòa - Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Phó chánh tòa Hình sự - TAND TP HCM.Tới lượt mình ra trước vành móng ngựa, sau khi trả lời các câu hỏi về nhân thân,Trần Huỳnh Duy Thức bỗng... giở quẻ, đòi được: "Thay đổi những người tham giatiến hành tố tụng". Khi Luật sư Triệu Quốc Mạnh đặt vấn đề, rằng "những ngườiđang tiến hành tố tụng có thù oán hay mâu thuẫn gì với Thức hay không", thì anhta trả lời không. Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, hỏi: "Bị cáo có yêu cầu thay đổiluật sư không?". Thức cũng trả lời không. Đến lúc biết rằng luật sư cũng là mộtthành phần tham gia tố tụng - và "thay đổi những người tham gia tiến hành tốtụng" có nghĩa là phải thay luôn cả luật sư thì Thức thôi, không đòi... thay đổinữa!

Trước đó, chúng tôi hỏi Thức:"Qua những tài liệu do chính anh viết ra, có vẻ như anh khá am hiểu về KinhDịch. Trong phiên tòa này, anh thử bấm độn xem anh sẽ nhận án phạt bao nhiêunăm?". Nghe xong, tác giả của "lấy Đoài đánh Đoài", và "thầy bói sờ mu rùa":"Năm 2010 là năm vong, 2020 là năm tận của Đảng Cộng sản Việt Nam" chẳng nói gì,mắt nhìn đi chỗ khác. Chúng tôi hỏi tiếp: "Để trở thành “bộ trưởng kinh tế” nhưanh đã từng hy vọng khi lật đổ chính quyền Việt Nam, thì không những phải cókiến thức, mà còn phải có kinh nghiệm điều hành ở tầng vĩ mô. Anh nhận thấy anhcó cả hai thứ đó chưa?". Cũng như lần trước, Thức im lặng.

Mặc dù trước tòa, Thức vẫn khăngkhăng rằng anh ta không đồng tình với những quan điểm chống phá đất nước củaNguyễn Sỹ Bình, nhưng khi Hội đồng xét xử chất vấn Thức về những việc làm tráipháp luật - ngay cả các bí danh chihaichibachitu, nghe như... con gái thì Thứclại trả lời: "Do anh Bình chỉ đạo". Tòa hỏi: "Vậy thì thời điểm "lúc phất cờ" cóđược nhắc đến trong nghiên cứu tổng thể của "nhóm Chấn" hay không?". Thức thừanhận là có. Tuy nhiên, khi tòa hỏi "hành động thay đổi thể chế chính trị ViệtNam là hành động gì?", thì Thức chỉ trả lời loanh quanh chứ không dám nhắc đếnhai chữ "lật đổ".

Nói chuyện với chúng tôi, Thứccho biết đây là lần đầu tiên Thức biết mặt Nguyễn Tiến Trung vì trước đó, cả haichỉ liên lạc với nhau qua e-mail, qua điện thoại. Chúng tôi hỏi: "Chỉ biết nhauqua e-mail, qua điện thoại thì sao khi Trung tiến cử anh với Nguyễn Sỹ Bình, anhlại hăng hái nhận lời?". Một lần nữa, Thức lại cúi đầu, ngó lơ sang chỗ khác.

Với bị cáo Lê Thăng Long, nếu nhưtrước đây Long nhờ Luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho mình, thì ngày 19/1/2010- nghĩa là 1 ngày trước khi phiên tòa diễn ra, Long thôi không nhờ nữa. Khichúng tôi hỏi lý do, Long đáp: "Tôi đồng ý quan điểm bào chữa của Luật sư Tâmnhưng sau đó, tôi thấy tôi không phạm tội lật đổ chính quyền nhân dân, vì tôi đãthôi không tham gia "nhóm nghiên cứu Chấn" nên tôi từ chối".

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việcLê Thăng Long ra khỏi "nhóm nghiên cứu Chấn" chẳng phải vì bất đồng quan điểm,đường lối với Trần Huỳnh Duy Thức, mà vì Long muốn thành lập những "phong trào"cho riêng mình: “phong trào chấn hưng nước Việt” vừa để lôi kéo, tập hợp lựclượng, lại vừa nhằm chứng minh với những thế lực phản động ở nước ngoài, như cáctổ chức người Việt chống Cộng lưu vong Việt Tân, đảng Nhân dân hành động, rằngcác tổ chức chống chính quyền trong nước nhiều... lắm lắm!

Tháng 4/2007, Lê Thăng Long táchra khỏi "nhóm nghiên cứu Chấn" mặc dù trước đó, Long đã cùng Trần Huỳnh Duy Thứcxây dựng kế hoạch nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Xin trích một đoạn do chínhtay Long viết trong tài liệu "Tuyên ngôn dân chủ": "...Làm cho thể chế chính trịở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải là đổi mới từngphần hay điều chỉnh vặt vãnh... Cụ thể phải chuyển từ thể chế nhất nguyên, độcđảng sang thể chế đa nguyên, đa đảng...", và hàng tuần Long đều viết "báo cáotuần" - nội dung gồm những việc Long đã làm để gửi cho "nhóm nghiên cứu Chấn".

Tháng 11, Long thành lập "Phongtrào chấn hưng nước Việt", lập website "chanhungnuocviet" cùng các câu lạc bộnhư "Câu lạc bộ người cao tuổi chấn hưng nước Việt", "Câu lạc bộ nhà báo chấnhưng nước Việt" mà mục đích vẫn không ngoài việc rủ rê, kích động những ngườitham gia các "câu lạc bộ" này chống Nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân. KhiLê Thăng Long bị bắt, Cơ quan An ninh Việt Nam đã thu giữ hàng chục tài liệu cónội dung vạch đường lối, phương hướng, kế hoạch hành động..., trong đó có cảcương lĩnh của cái gọi là "Đảng dân chủ Việt Nam", được thành lập bởi ông HoàngMinh Chính (đã chết), và chịu sự chi phối cũng như hỗ trợ của Nguyễn Sỹ Bình, kẻcầm đầu tổ chức phản động "đảng Nhân dân hành động" ở Mỹ.

Trước tòa, Long luôn tìm cáchchối quanh. Thỉnh thoảng anh ta lại làm bộ ngơ ngác như người mắc bệnh... thầnkinh. Có lúc, Long bắt bẻ chủ tọa phiên tòa từng câu, từng chữ. Long nói mìnhkhông tham gia "nhóm Chấn", mà đó chỉ là quá trình trao đổi tự nhiên. Theo Long,khi làm việc chung với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, thì đều theo tinh thần"gạn đục khơi trong", và mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam là vì... yêu nước(?!).

Riêng với Lê Công Định, khi chúngtôi hỏi vì sao Định không mời luật sư bào chữa, thì Định trả lời: "Tôi đãkhai báo rõ ràng rồi. Nếu có mời luật sư thì luật sư cũng chẳng bênh cho tôiđược. Hơn nữa, tôi biết tội của tôi đến đâu nên không ai bào chữa cho tôi tốtbằng tôi".

Thực tế cho thấy sau khi bị bắt,và ngay buổi làm việc đầu tiên với Cơ quan An ninh Điều tra, Lê Công Định đãkhai vanh vách về những hành vi vi phạm pháp luật của mình và đồng phạm. Chínhvì sự thành khẩn này, nên lúc Lê Công Định xuất hiện trên truyền hình, đọc lờithú tội thì các thế lực phản động, các tổ chức người Việt chống Cộng lưu vong ởnước ngoài, đã cho rằng Lê Công Định bị "ép" phải đọc, hoặc đó là "sự dàn dựngcủa Công an Việt Nam". Định nói: "Chẳng ai ép tôi cả. Hiểu rõ là mình đã làmnhững việc sai trái nên tôi tự nguyện đọc lời thú tội". Điều này đã được Địnhthể hiện rất rõ qua phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa: "Lúc đầu, tôi chỉmuốn góp ý cải cách về kinh tế, pháp luật nhưng sau đó, tôi đã đi quá xa. Tôibiết rõ những điều mình làm đã vi phạm luật pháp Việt Nam mà nguyên nhân xuấtphát từ nhận thức chủ quan, nên đã bị lôi kéo vào những âm mưu hòng lật đổ chínhquyền Nhà nước...".

Với Nguyễn Tiến Trung, trái hẳnvới những lời lẽ cực đoan, với nét mặt tự mãn trên trang web "tập hợp thanh niêndân chủ" trước kia thì hôm nay, tại  tòa, Trung xuất hiện với cái "thật" củamình - cái "thật" của kẻ biết lỗi. Trung nhìn nhận "đã bị bọn phản động bênngoài lôi kéo, mua chuộc nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Vì quá nônnóng muốn Việt Nam tiến ngang bằng Hàn Quốc  nên đã dẫn đến sai lầm".

Tôi hỏi Trung trong suốt thờigian bị tạm giam, cơ quan chức năng đã đối xử với Trung cùng những người kia nhưthế nào? Trung đáp: "Rất tử tế, không ai bị xúc phạm nhân phẩm. Ăn uống đầyđủ, hàng ngày có sách báo, tạp chí để đọc". Hôm diễn ra các trận thi đấubóng đá Sea Games, sáng nào Trung, Định, Long, Thức cũng háo hức chờ đọc báo Thểthao để biết tỉ số của từng trận đấu.

Cũng cần nói thêm rằng, trongsuốt thời gian diễn ra phiên tòa, nhằm đảm bảo sức khỏe, buổi trưa các bị cáođược cho nghỉ ngay tại tòa, mỗi người một chiếc giường xếp. Cơm nước thì TrạiTạm giam Bộ Công an nấu, chuyển đến tận nơi. Có thấy được cái cảnh các bị cáo ainấy đều khỏe mạnh, ngồi ăn ngon lành, thì mới hiểu những luận điệu vu khống củacác  nhóm phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, rằng họ bị nhục hình, bịtra tấn, bị bỏ đói..., là những lời vu  khống!

Được phép nói lời cuối cùng,Nguyễn Tiến Trung, hứa: "Chắc chắn sẽ không tham gia vào "đảng dân chủ Việt Nam"và "tập hợp thanh niên dân chủ". Lê Công Định thì: "Mong sớm có cơ hội làmlại cuộc đời, bởi bản thân là trụ cột gia đình, và đã ý thức việc làm của mìnhlà rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia".

Cũng cần nói thêm rằng trước vàngay cả khi phiên tòa diễn ra, các thế lực phản động nước ngoài, các tổ chức, cánhân người Việt chống Cộng lưu vong, đã không ngớt lu loa lên rằng:  "Việt Namđàn áp nhân quyền, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến". Trên trang web "tậphợp thanh niên dân chủ" mà trước đây Nguyễn Tiến Trung là người đồng sáng lập,Nguyễn Hoàng Lan, bạn gái Nguyễn Tiến Trung, đã kêu gọi "chi bộ tập hợp thanhniên dân chủ" tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại London, Anh.Không những thế, họ còn kêu gọi thanh niên và những ai có thiện chí với Trung,sáng ngày 20/1/2010 tập trung trước TAND TP HCM để biểu tình, gây rối, đòi thảTrung và những người bị bắt, xét xử.

Bên cạnh đó, một số phương tiệntruyền thông đại chúng nước ngoài đã tiến hành những cuộc phỏng vấn thân nhâncủa những người bị bắt, rồi mớm cho họ những câu trả lời có nội dung xuyên tạcphiên tòa, xuyên tạc luật pháp Việt Nam. Thậm chí có tổ chức phản động còn mưutính đưa người vào Việt Nam dưới những vỏ bọc hiền lành, nhằm tìm cách gây rối,phá hoại phiên xét xử Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần HuỳnhDuy Thức.

Riêng Nguyễn Sỹ Bình, khi trả lờiphỏng vấn của một đài phát thanh nước ngoài về phiên tòa, Bình vẫn trơ tráo kêugọi "quốc tế nên can thiệp với Chính phủ Việt Nam, nhằm buộc Việt Nam phải trảtự do cho những nhà... dân chủ (?!)". Nguyễn Đỗ Thanh Phong, cầm đầu tổ chứckhủng bố Việt Tân tại Australia, gào lên: "Kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức épvới Việt Nam...".

Tuy nhiên, những lời thú tội củacác bị cáo trước tòa, thành khẩn nhìn nhận là đã nghe theo lời xúi giục, lôi kéocủa những tổ chức phản động ở nước ngoài, để tiến hành âm mưu lật đổ chính quyềnnhân dân, đã là một bằng chứng không thể chối cãi.

TheoChuyện bên lề phiên tòa xét xử Lê Công Định và đồng phạm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.