Chuyện oái oăm từ các lệnh truy nã

Gần đây, nhiều bị cáo khi ra tòa đã rất ngạc nhiên khi biết rằng mình có lệnh truy nã bởi suốt thời gian dài, họ vẫn sinh sống bình thường tại địa phương, có thấy ai nói gì đâu!

Gần đây, nhiều bị cáo khira tòa đã rất ngạc nhiên khi biết rằng mình có lệnh truy nã bởi suốt thờigian dài, họ vẫn sinh sống bình thường tại địa phương, có thấy ai nói gìđâu!

Vừa qua, Công an TP.HCMđã có công văn yêu cầu công an các quận, huyện rà soát lại các lệnh truynã từ trước đến nay...

Phối hợp không thông

Năm 2000, Lê Thành Trunglừa đảo chiếm đoạt tài sản tại quận 7 (TP.HCM). Bị khởi tố, Trung bỏtrốn nên Công an quận 7 phát lệnh truy nã. Khi trốn sang nhà bà con ởquận 3, Trung tiếp tục có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,cũng bị Công an quận 3 phát lệnh truy nã.

Trung tiếp tục trốn vềhuyện Duyên Hải (Trà Vinh), rồi bị bắt vì chiếm đoạt một chiếc xe máytại đây. Sau đó, Trung được di lý về Công an quận 7.

Chuyện oái oăm từ các lệnh truy nã

Trong quá trình điều tra,Công an quận 7 nhiều lần thông báo cho Công an quận 3 biết việc đang tạmgiữ Trung để cùng phối hợp giải quyết. Tuy nhiên, Công an quận 3 khônghề có công văn hồi đáp. Vì thế, cơ quan điều tra Công an quận 7 chỉ xửlý Trung về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở quận này. Sau đó, TANDquận 7 đưa Trung ra xét xử và phạt Trung hai năm tù.

Chấp hành án xong, năm2003, Trung quay về nhà nhập hộ khẩu, sinh sống, làm việc bình thường.Ba năm sau, Trung đột ngột bị Công an quận 3 mời đến báo là có lệnh truynã rồi bắt giam. Trung bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản ở quận này.

Trong vụ này, điều đángnói là ngay từ khi Công an quận 7 thông báo việc đã bắt giữ được Trung,lẽ ra Công an quận 3 phải phối hợp để giải quyết luôn hai vụ lừa đảo,lạm dụng tín nhiệm… của Trung trong cùng một thời điểm. Đằng này, đợiđến khi Trung đã thụ án, đã hoàn lương, đã sinh sống bình thường thì mớibắt giam, khởi tố. Rõ ràng khâu theo dõi, rà soát, phối hợp của Công anquận 3 thời điểm đó cần phải xem lại.

Không trốn, vẫn truynã

Đó là trường hợp củaNguyễn Thanh Sơn. Ngày 27-11-1997, Sơn mượn xe máy của em gái cùng chakhác mẹ ở quận Tân Bình, đem xe bán lấy 3,5 chỉ vàng mua heroin sử dụng.Ba ngày sau, Sơn lừa lấy xe máy của vợ cũ, đem bán được sáu chỉ vàng.Tiếp đó, Sơn lừa lấy chiếc xe máy của người cậu ở quận 8, bị Công anTP.HCM bắt và chuyển giao cho Công an quận 8 xử lý.

Dù đã bắt Sơn, đã chuyểngiao Sơn cho Công an quận 8 nhưng không hiểu sao cơ quan điều tra Côngan TP.HCM lại ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Sơn(về hành vi lừa lấy xe của người cậu) và ra lệnh truy nã với lý do… bịcan đang lẩn trốn.

Sau khi thi hành xong bảnán hai năm tù về tội lừa đảo của TAND quận 8, tháng 11-1999, Sơn trở về,cai nghiện, nhập hộ khẩu, có việc làm ổn định, lập gia đình, không hềhay biết mình đang bị truy nã. Cuối năm 2009, bỗng dưng Sơn nhận đượcthư của Công an TP.HCM kêu gọi ra đầu thú. Ra trình diện, Sơn bị truycứu trách nhiệm hình sự trong hai vụ lừa lấy xe của em gái và vợ cũ rồibị TAND quận Tân Bình phạt sáu tháng tù.

Bào chữa tại phiên phúcthẩm, luật sư của Sơn đã đề nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND quận TânBình vì vi phạm tố tụng, hủy lệnh truy nã của Công an TP.HCM vì nội dungtruy nã không đúng. Luật sư cũng yêu cầu không truy cứu trách nhiệm hìnhsự đối với Sơn trong hai vụ chiếm đoạt xe của em gái và vợ cũ vì thờihiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết (tội phạm ít nghiêm trọng, sựviệc xảy ra đã gần 13 năm, hai vụ này không hề có quyết định khởi tố vụán)… Cuối cùng, TAND TP.HCM đã hủy án sơ thẩm để làm rõ những vướng mắctrong việc truy nã bị cáo.

Rối việc tống đạt

Hơn một năm trước, TòaPhúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử Phạm Vũ Phong về một hành vicướp giật tài sản xảy ra từ năm 1992. Điều đáng nói là trong hơn 15 nămbị truy nã, Phong vẫn sinh sống bình thường ngay tại địa phương, làm hộkhẩu, đổi chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn, khai sinh cho con...

Ngạc nhiên trước trườnghợp này, chúng tôi đã liên hệ với Công an phường 1 (quận Bình Thạnh) nơiPhong có hộ khẩu thường trú để tìm hiểu. Trưởng công an phường từ chốitrả lời vì lý do không có chỉ đạo từ công an quận.

Chúng tôi tìm đến Công anquận Bình Thạnh, được một vị phó trưởng công an quận trả lời: “Vụ PhạmVũ Phong bị truy nã là PC14 thụ lý. Đề nghị liên hệ PC14 để biết chitiết”.

Đến PC14 (Phòng Cảnh sátđiều tra tội phạm về trật tự xã hội), nơi này xác nhận Phong bị truy nãtheo Quyết định truy nã số 968-60 ngày 28-5-1992 của Cơ quan Cảnh sátđiều tra Công an TP.HCM (PC16 cũ). Lệnh truy nã này đã được gửi về côngan địa phương để hỗ trợ truy bắt đối tượng.

Quay lại Công an quậnBình Thạnh một lần nữa, chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời từ vị phótrưởng công an quận là chưa thể tìm hồ sơ vì cán bộ phụ trách việc truynã “đang đi học”.

Như vậy, hành trình củalệnh truy nã đối với Phong đến giờ vẫn là một câu hỏi chưa có lời giảiđáp.

Khoan hồng vì thấy tội nghiệp

Bằng niềm tin nội tâm cùng kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi tin nhiều bị cáo ra trước vành móng ngựa nói mình không hề biết bị truy nã là thật. Thế nhưng do trong hồ sơ công an chuyển qua có đầy đủ các thủ tục truy nã nên hội đồng xét xử không thể nhận định rằng bị cáo không biết mình đang bị truy nã. Dù vậy, dựa vào cái tâm khi xét xử, gặp những trường hợp này, chúng tôi cũng khoan hồng. Đây chỉ là một giải pháp tạm thời để tránh cho các bị cáo bị thiệt thòi mà thôi.

Một phó chánh án tòa án quận tại TP.HCM

Xem lại hành trình truy nã

Hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự chưa quy định trong trường hợp nào thì lệnh truy nã còn giá trị hay không còn giá trị. Vì vậy, cần sửa luật hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Qua nhiều vụ mà báo chí từng phản ánh, tôi thiết nghĩ cần xem lại thủ tục truy nã, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan ra lệnh và thực hiện thông báo truy nã.

Luật sư TRẦN HẢI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP.HCM

Xác định rõ trách nhiệm

Theo tôi, pháp luật tố tụng hình sự cần quy định theo hướng xác định rõ trách nhiệm của những cá nhân, cơ quan tống đạt lệnh truy nã. Việc giao nhận quyết định truy nã phải trực tiếp, phải có ký nhận để tránh tình trạng cơ quan này nói đã giao, cơ quan kia hay bị can bảo chưa nhận, đồng thời cũng tránh được việc tống đạt không đúng trình tự, dễ dẫn đến sai sót.

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Đoàn Luật sư TP.HCM

Theo Hoàng Yến
Pháp luật TP.HCM




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.