Có hay không xử kín vì "quan hệ tế nhị tại địa phương"?

Nguồn tin từ TAND tỉnh Hà Giang cho biết, dự kiến ngày 103 tới sẽ đưa vụ án Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Lâm mua dâm học trò ra xét xử sơ thẩm lại. Phiên tòa này sẽ được xử kín.

Nguồn tin từ TAND tỉnh Hà Giang cho biết, dựkiến ngày 10/3 tới sẽ đưa vụ án Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trườngTHPT Việt Lâm mua dâm học trò ra xét xử sơ thẩm lại. Phiên tòa này sẽ đượcxử kín.

Có hay không xử kín vì "quan hệ tế nhị tại địa phương"?
Sầm Đức Xương

Sau 2 lần xét xử công khaitrong phiên sơ thẩm và phúc thẩm, thu hút sự chú ý của hàng triệu người trêncả nước, việc phiên sơ thẩm lần 2 được xử kín đã gây bất ngờ cho nhiều ngườiquan tâm đến sự việc; vì mọi  băn khoăn phải chăng vụ án có liên quan đếnmột số cán bộ tỉnh nên đã có diễn biến bất thường như vậy? ĐS&PL đã ghi nhậný kiến của các chuyên gia pháp lý để "mổ xẻ" vấn đề dư luận đang chú ý này.

Có hay không xử kín vì "quan hệ tế nhị tại địa phương"?

Ở phiên tòa xét xử phúc thẩm vào năm 2010,  sau khi các bị cáo khai đã từng bán dâm cho nhiều vị cán bộ tỉnh này, trong đó có cả nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Trường Tô, bản án đã bị TAND tỉnh Hà Giang tuyên huỷ để tiến hành điều tra bổ sung do có một số nội dung còn mâu thuẫn và có thêm lời khai mới của các bị cáo.

Xử kín để "tránh quan hệ tế nhị"?

Luật gia Nguyễn Bằng Giang (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) có ý kiến cho rằng việc xử kín trong phiên sơ thẩm lần 2 này sẽ khiến dư luận bức xúc. Ông nói: "Việc đem ra xử kín vụ hiệu trưởng mua dâm khiến cho bức xúc dư luận lên cao vì sẽ có người thậm chí còn cho rằng đang có tâm lý e ngại, "tránh voi chẳng xấu mặt nào" của phía cơ quan tố tụng với những thế lực hiện hữu trong bản "danh sách đen" liên quan đến các quan chức cấp cao của tỉnh".

Luật sư Nguyễn Hải Đăng (Công ty luật Hồng Lĩnh, Hà Nội) cũng đồng ý với nhận định nêu trên. Theo ông Đăng, một vụ án lớn liên quan trực tiếp đến các quan chức cấp cao của một địa phương mà lại để chính cơ quan tố tụng của địa phương đó trực tiếp thụ lý và giải quyết chắc chắn không thể tránh khỏi tâm lý e ngại. "Nó có thể liên quan đến những mối quan hệ tế nhị tại địa phương đó. Những cán bộ đó chắc chắn có thời gian dài tiếp xúc, đi lại với nhau, chưa kể đôi khi còn thân tình với nhau như ruột thịt. Thân tình thế mà bây giờ phải đem nhau ra tố cáo, xử thẳng băng thì cũng không còn mặt mũi nào", luật sư Đăng thẳng thắn.

Tránh yếu tố "nạn nhân cả đời mang tiếng xấu"

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng phiên xử sơ thẩm lần 2 này được xử kín là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật và không có lý do khuất tất gì.

Luật sư Nguyễn Văn Nghi (Giám đốc công ty luật Hoàng Cầu) cho rằng trong từng trường hợp điều kiện, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp trong đó một vụ án có cả phiên xử công khai và có cả phiên xử kín. Vụ án này là một vụ mua bán dâm với nhiều đối tượng chưa thành niên, rất có thể phiên tòa sắp tới có nội dung thẩm vấn hết sức nhạy cảm, riêng tư, cần đưa ra những bằng chứng hết sức tế nhị... nên cần được xử kín để bảo vệ người bị hại.

Luật sư Nghi nói: "Trong những phiên tòa liên quan đến mua bán dâm, bị hại có thể bị cả thẩm phán, luật sư hay đại diện viện kiểm sát hỏi đi hỏi lại những câu hỏi riêng tư, thậm chí phải tả lại những tình tiết hết sức tế nhị. Xét thấy phiên tòa sắp tới có liên quan đến vị thành niên, nếu để công khai thì cả đời các em sẽ mang tiếng xấu thì Tòa hoàn toàn cho xử kín được. Điều đó thể hiện mục đích của pháp luật, đã tiên lượng được hết những tình huống đó".

"Trong hai phiên tòa trước nếu chỉ có những bị cáo có mặt ở tòa thôi thì xét xử công khai là bình thường. Nhưng nếu tại phiên tòa ngày 10/3 tới có thêm sự góp mặt của một số nhân chứng hoặc người tham gia tố tụng mới chưa đến tuổi thành niên, nên việc xử kín để bảo vệ và giữ danh dự của họ thì HĐXX quyết định xử kín thì cũng hết sức bình thường", ông Nghi cho biết.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Nguyên kiểm sát viên cao cấp VKSNDTC:
"Cần xét xử công khai để giáo dục, răn đe"

Trả lời phỏng vấn PV , ông Nguyễn Đình Hưng - nguyên kiểm sát viên cao cấp VKSNDTC - người có hơn 30 năm kinh nghiệm tham gia xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt là án liên quan đến hiếp dâm -  cho rằng cần xét xử công khai vụ án Sầm Đức Xương để phiên tòa đạt mục đích giáo dục, răn đe.

Có ý kiến cho rằng, TAND tỉnh Hà Giang xử kín là để "giữ uy tín" cho một số lãnh đạo trong tỉnh này có dính líu đến đường dây mua dâm người chưa thành niên cùng bị cáo Sầm Đức Xương. Theo ông, vụ án này nên xử kín hay xử công khai?

Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Việc xét xử của toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai".

Từ điều luật, khi áp dụng vào vụ án Sầm Đức Xương, chúng ta cần tìm hiểu xem TAND tỉnh Hà Giang lựa chọn giả định nào trong Điều 18. Tôi thấy trong vụ án này không có gì thuộc bí mật Nhà nước. Vậy có gì ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc hay không? Hay do yêu cầu cần giữ bí mật cần thiết của người bị hại? Nếu có một hoặc hai yếu tố này trong vụ án, thì Toà xử kín là không trái pháp luật.

Tuy nhiên, trong 2 phiên toà trước, Toà đã tiến hành xét xử công khai, nay lại xử kín, nhiều người thắc mắc là có lý của họ. Ở bản án phúc thẩm trước đó, TAND tỉnh trả hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung để làm rõ hành vi của kẻ phạm tội. Nếu kết luận điều tra phát hiện thêm nhiều nội dung mới, tình tiết mới có thể phơi bày một số sự thật ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, không loại trừ ảnh hưởng đến nhân thân của một số người có chức có tiền trong tỉnh? Cũng có thể đến giai đoạn này, người bị hại có yêu cầu toà xử kín... thì đây là một lý do. Nhưng đây chỉ là những giả thiết. Nếu Toà xử kín chỉ để đạt được mục đích làm rõ thêm đối tượng phạm tội, hành vi phạm tội... thì việc xử kín theo tôi là không cần thiết.

Trước đây, TAND TP Hà Nội từng xử kín vụ án Lương Quốc Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm uỷ ban thể dục thể thao bị truy tố về tội "hiếp dâm trẻ em". Nay vụ án Sầm Đức Xương - vụ án được dư luận đánh giá có nhiều quan chức dính líu cũng được xử kín. Người ta có thể nghi ngờ: "Cứ dính đến quan chức là xử kín"?

Nếu chỉ vì mục đích giữ uy tín cho các vị có chức, có tiền phạm tội thì Toà không cần phải xử kín. Theo quan điểm của tôi, những vụ án này càng phải được xét xử công khai để công chúng biết. Như vậy mới có tính giáo dục, răn đe người phạm tội, người sắp có ý định phạm tội.

Theo tôi được biết, TAND TP Hà Nội tiến hành xét xử kín Lương Quốc Dũng về tội "hiếp dâm trẻ em" là do yêu cầu của phía bị hại. Còn trong vụ án Sầm Đức Xương, vì sao TAND tỉnh Hà Giang tiến hành xử kín, đến thời điểm này vẫn là ẩn số? Pháp luật Việt Nam không có tiền lệ xử kín các vụ án liên quan đến hiếp dâm, mua dâm mà bị cáo hoặc những đối tượng liên quan là người có chức, có tiền.

Trong vụ án "mua dâm người chưa thành niên và môi giới mại dâm" đối với nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương sắp tới, theo tôi, phương án xử kín chưa phải là sự lựa chọn số 1.

Xin cảm ơn ông!

Thiên Long (Thực hiện)


Theo Đời sống vàpháp luật



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.