Cuộc chiến ruột thịt

Chứng cứ duy nhất ông P. có là trong thời gian sinh sống ở đây, ông đã 2 lần bỏ tiền ra sửa chữa nhà mới được như hôm nay. “Các anh chị em ở gần đó nhưng cha mẹ sống chung với vợ chồng tôi, đau bệnh vợ chồng tôi lo, đến lúc mất cũng do tôi thờ cúng; có ai nhớ ngày giỗ đâu, chừng nào gọi, họ mới biết.

Người cha mấtđi không để lại di chúc. Những người con của ông ngày trước yêu thương nhaugiờ quay lưng lại, phân chia làm hai “chiến tuyến” chỉ vì căn nhà thừa kếchưa đến 80 m².

Cuối cùng, HĐXX của Tòa Phúc thẩm TAND Tối caotại TPHCM tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra làm rõ một số tình tiết.Nguyên đơn và bị đơn - những người có gương mặt hao hao mà thoạt nhìn đã cóthể nhận ra họ cùng chung huyết thống - lục tục ra về chuẩn bị cho cuộcchiến hơn thua mới, hứa hẹn quyết liệt hơn để đòi cho được quyền thừa kế củamình...

Nạnh nuôi cha,giành gia tài

Họ có tất cả 8 anh chịem, trong đó có 2  người hiện đang sinh sống ở nướcngoài. Lúc sinh thời, cha mẹ họ sống với vợ chồng người con trai tên P.trong căn nhà do cha mẹ mua và đứng tên.

Theo ông P., mỗi ngườicon sau khi dựng vợ gả chồng đã được cha mẹ cho một số vốn để ra riêng,phần ông P. được cho căn nhà này sau khi cưới vợ. Ông đinh ninh mọi việcchỉ đơn giản thế thôi, vả lại “không lẽ cha còn sống mà kêu làm giấythừa kế và  cũng không nghĩ có ngày các anh chị emlại kiện tụng đòi chia” nên căn nhà vẫn để cha mẹ đứng tên.

Cuộc chiến ruột thịt
Ảnh minh họa Nguyễn Tài

Chứng cứ duy nhất ông P.có là trong thời gian sinh sống ở đây, ông đã 2 lần bỏ tiền ra sửa chữanhà mới được như hôm nay. “Các anh chị em ở gần đó nhưng cha mẹ sốngchung với vợ chồng tôi, đau bệnh vợ chồng tôi lo, đến lúc mất cũng dotôi thờ cúng; có ai nhớ ngày giỗ đâu, chừng nào gọi, họ mới biết.

Không ai bỏ đồng nàophụng dưỡng cha mẹ... Hơn nữa, sau khi cha tôi mất vào năm 2002 đến nay,không ai tranh chấp gì căn nhà... Mong tòa xem xét cho tôi được thừahưởng căn nhà đó” - ông P. nói trước phiên tòa phúc thẩm.

Tuy nhiên, 5 anh chị emcủa ông bác bỏ điều này, cho rằng căn nhà do cha mẹ mua và bỏ tiền xâydựng, những chứng cứ ông P. cung cấp là giả mạo, kể cả chuyện ông P. kểcông nuôi dưỡng cha mẹ.

“Do P. làm ăn thất bại,đổ nợ, cha mẹ chúng tôi kêu về cho ở chung. Hai vợ chồng nó đi bán tốingày ngoài chợ, sau ngày mẹ mất, cha phải tự đi chợ nấu ăn, thậm chí cònphải nấu cho tụi nó.

Khi cha đau ốm, đám tang,anh chị em xúm lại lo, bằng chứng bia mộ ghi rõ do các con lập, đâu phảimình P.? Chúng tôi có tấm hình chụp bia mộ, xin gửi tòa coi đúng không?”- chị ông P. khẳng định. Đó cũng là nguyên nhân khiến hai bên đều khángcáo sau khi TAND tỉnh Trà Vinh xét xử.

Theo bản án sơ thẩm, docha mẹ họ mất không để lại di chúc nên phần nhà đất trên là di sản củacha mẹ để lại chưa chia cho ai. Xét ông P. là người con sống chung vớicha mẹ trên phần đất này, có công phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau cũng nhưlo tang chế, thờ cúng nên chia nhà đất trên làm 10 suất thừa kế, ông P.được hưởng 3 suất, những người còn lại mỗi người một suất (199 triệuđồng/người). Giao ông P. được quyền sở hữu nhà và đất, buộc ông P. cónghĩa vụ thanh toán lại cho mỗi người thừa kế 199 triệu đồng.

Án tuyên xong, ông P.kháng cáo đòi được sở hữu toàn bộ nhà và đất, các anh chị em của ôngkháng cáo đòi chia đều tài sản thừa kế, không đồng ý cho ông P. phầnhơn.

Cạy từng viêngạch tìm vàng của cha?

Cũng tại phiên tòa phúcthẩm, ông P. trình bày sau đám tang của cha ông, anh chị em họp lại, cóngười nêu ý kiến: “Cha vẫn còn để lại vàng nhiều lắm” nên tất cả thống nhất cạy từng viên gạch trong phòng của cha để tìm kiếm.

Cuối cùng, người anh rểtìm thấy được 8 lượng vàng dưới gầm tủ. Khi chia số vàng này, ông P.không có phần vì các anh chị em của ông cho rằng ông đã được thừa hưởngcăn nhà.

Nhân chứng được mời lênkhẳng định: “Tụi nó nói đào gạch tìm vàng trong khi cậu tôi mới nằmxuống chưa bao lâu, tôi thấy bất nhẫn quá nên mới ghi âm chuyện này. Tụinó chia nhau vàng, còn căn nhà thì cho P.”.
Tuy nhiên, chị ông P. phản đối điều này: “Ông H. không có tư cách làmnhân chứng vì chúng tôi không có mời ổng. Với lại, lúc cha tôi còn sốngcũng đã từ ông H. nên ổng chỉ đến viếng đám ma có một lần thôi.

Về cuộn băng đã từng đượcmở ra nhưng ồn lắm, không nghe được tiếng ai cả. Nói tóm lại, không cóchuyện cạy gạch và tìm được 8 lượng vàng. Tất cả là do P. dựng chuyện.Tài sản cha chúng tôi có để lại thì nó là người hưởng, chúng tôi khôngai dính líu gì”.

Lời kết

Chuyện tranh chấp thừa kếkhiến những người ruột thịt trong gia đình trở thành người xa lạ, tìnhthâm bỗng chốc trở nên nhạt thếch, bạc bẽo khiến người ta thấy đắngchát.

“Đều là anh em ruột, bênnói có, bên nói không, tòa biết nghe ai? Tài sản do công sức mình làm ranên được hưởng là lẽ đương nhiên, còn tài sản của cha mẹ nếu có thì cũngsắp xếp thế nào cho ổn thỏa để giữ tình ruột thịt.

Của cải, vật chất mất đicòn có thể làm ra cái khác nhưng tình anh em mất đi vì tiền, cha mẹ cólẽ cũng không thể nào yên lòng nhắm mắt cho được. Tôi thấy các con đều ởgần đó nhưng sao không ai lo cho ông cụ, để ông tự đi chợ nấu ăn rồi bâygiờ kể lể công lao phụng dưỡng cha mẹ? Nếu nói bất hiếu, tất cả các anhchị đều bất hiếu, không phải chỉ một ai đó thôi...”- vị chủ tọa thở dàingán ngẩm.

Tiếc rằng những lời tâmhuyết đó hình như họ không nghe thấy. Trên gương mặt và trong từng lờinói của mỗi người vẫn là sự bực tức hơn thua trước khi rời khỏi tòa án.Bỗng dưng thấy thương cho cha mẹ đã quá cố của họ, những ngày giỗ chạp,lễ, Tết sắp tới biết phải về đâu khi các con không đồng tâm, đồng lòngđốt nén nhang tưởng nhớ?

Theo Tố Tâm
VTC News




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.