Di dân không thành, đành xây bờ bao chống sạt lở

Trước tình trạng sạt sạt lở nghiêm trọng ở bờ tả sông Hồng, đe dọa đến cuộc sống của nhiều người dân, tháng 6 vừa qua, thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo quận Long Biên chậm nhất 206 phải di dời xong các hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở. Tuy nhiên, với lý do “gặp khó khăn đủ bề” nên sau 10 ngày di dời, các hộ dân lại ở tổ dân phố 27 phường Ngọc Lâm lại ùn ùn kéo về vùng sạt lở.

Do kế hoạch di dời các hộ dânkhỏi vùng sạt lở sông Hồng không thành, UBND thành phố Hà Nội vừa giao cho cácđơn vị liên quan tiến hành kè bờ tả sông Hồng để chống sạt lở.

Trước tình trạng sạt sạt lở nghiêm trọng ở bờ tả sông Hồng, đe dọa đến cuộc sốngcủa nhiều người dân, tháng 6 vừa qua, thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạoquận Long Biên chậm nhất 20/6 phải di dời xong các hộ dân ra khỏi khu vực sạtlở. Tuy nhiên, với lý do “gặp khó khăn đủ bề” nên sau 10 ngày di dời, các hộ dânlại ở tổ dân phố 27 phường Ngọc Lâm lại ùn ùn kéo về vùng sạt lở.

Di dân không thành, đành xây bờ bao chống sạt lở
 
Việc gia số bờ sông bị sạt lở đang được đơn vị thi công tiến hành khẩn trương

Mặc dù đã dùng một số biện phápmạnh như cắt điện, nước, lập các chốt canh gác, phong tỏa hiện trường nhưngchính quyền địa phương vẫn không thể ngăn người dân trở về nhà của mình. Trướctình trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã tiếp tục chỉ đạo cho Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (NN-TPNN) phối hợp các đơn vị có liên quan khảo sát và tiếnhành thả đá, hộ dân dọc bờ sông Hồng đoạn qua phường Ngọc Lâm với chiều dàikhoảng 700m.

Theo ghi nhận của Đất Việt, những ngày qua, việc gia cố, hộ chân đang được cácđơn vị thi công tiến hành khẩn trương, hàng trăm m3 đất đá đã được thả xuốngnước, khu vực bờ sông Hồng đoạn từ cầu chân Chương Dương đến cầu Long Biên đangdần hình thành một bờ bao với chiều dài 700m, rộng hơn 1m, sâu từ 2 - 5m.

Di dân không thành, đành xây bờ bao chống sạt lở
Hơn 700m bờ sông Hồng qua quận Long Biên đang được khẩn trương kè bờ.

Trên bờ, cuộc sống của gần 20 hộdân nằm diện sơ tán vẫn diễn ra bình thường. Bất chấp nguy hiểm, trẻ em và ngườigià ở đây vẫn đi lại, nô đùa trong các căn nhà đang nghiêng lún, nứt toác nhiềunơi…

Do không chịu được cuộc sống tạm bợ và “thiếu thốn đủ bề” ở nơi tạm cư nên bàNguyễn Thị Tuốt, ở số nhà 4, tổ dân phố 27, một trong những hộ dân trở về vùngsạt lở sớm nhất. Giải thích lý do trở về, bà cho biết: “Trở về sống trong nguyhiểm chúng tôi cũng rất lo sợ, nhưng thành phố không bố trí nhà tạm cư và chỉ hỗtrợ mỗi gia đình 7 triệu đồng để thuê nhà nên chúng tôi không thể sống lâu trongsự thiếu thốn, chật hẹp”.

Ông Vũ Văn Thêm, trưởng khu dâncư liên 4, tổ dân phố 27, phường Ngọc Lâm, cho rằng: "Lý do bà con quay trở vềlà không thể chịu được cuộc sống tạm bợ, chật chội ở nơi thuê mướn, thành phốchỉ hỗ trợ cho mỗi gia đình 7 triệu đồng trong khi thời gian sơ tán phải kéo dài6 tháng, đây là một thử thách lớn đối với mỗi hộ dân, nhất là với các gia đìnhcó 5 - 7 người".

Theo các chuyên gia xây dựng, việc kè bờ chỉ có hiệu quả khi nước sông nhỏ, khicó lũ, bờ kè bị ngập, nguy hiểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm chobiết, do được gia cố, kè bờ kịp thời nên tình trạng sạt lở không còn diễn biếnphức tạp, nguwoif dân thấy thế nên tự động trở về nhà của mình. Việc thành phốhỗ trợ mỗi gia đình 7 triệu đồng là hỗ trợ di dời trước mắt, về lâu dài thànhphố đang tìm các biện pháp để chống sạt lở tại bờ sông.
 

Di dân không thành, đành xây bờ bao chống sạt lở
Người dân ở tổ dân phố 27, phường Ngọc Lâm đang chấp nhận "đánh đu" với sạt lở.

Theo Chi cục Đê điều và Phòngchống lụt bão thành phố Hà Nội, phương án chống sạt lở tại khu bờ sông phườngGia Thụy là phương án lâu dài, kiến cố. Theo đó, để tình trạng sạt lở không cònxảy ra với các hộ dân ở đây, phương án sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn.Giai đoạn một là thả đá, tạo bờ chống sạt; giai đoạn hai: xây mái hộ chân bờsông, đã thực hiện xong. Các đơn vị thi công đang chuẩn bị thực hiện giai đoạn2. Dự kiến toàn bộ phương án được hoàn thành trong tháng 8.
 

Theo Trọng Đảng
Đất Việt


 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.