Đổi giờ không đúng, công chức dễ bớt xén giờ cơ quan

Là người công tác trong lĩnh vực giao thông và giáo dục, ông đánh giá thế nào về phương án đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội?

Theo PGS-TSPhạm Xuân Mai, giảng viên khoa Kỹ thuật giao thông ĐH Bách khoa TP HCM, việc đổigiờ cần đúng đắn, khoa học nếu không công chức dễ bớt xén giờ cơ quan để đưa đóncon.

- Là ngườicông tác trong lĩnh vực giao thông và giáo dục, ông đánh giá thế nào về phươngán đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội?

- Tôi không phảnđối phương án đổi giờ của Bộ Giao thông Vận tải vì việc này các nước đã làm. Hơnnữa ở thời điểm này "căn bệnh giao thông" của Việt Nam đã quá trầm kha thì biệnpháp này là cần thiết. Song, đây chỉ là một giải pháp tình thế. Nếu xem là một"chiếc đũa thần" để cứu chữa tình trạng kẹt xe tại Hà Nội thì đó là điều khôngtưởng.

Việc điều chỉnhgiờ làm của Hà Nội không đúng logic, không nằm trong một bức tranh chung của"các giải pháp ùn tắc giao thông". Bộ Giao thông Vận tải cần có một chiến lượcrõ ràng, tổng thế, vạch ra các giải pháp. Trong đó cần xác định cái nào làmtrước, cái nào sẽ làm sau, cái nào mang tính tình thế, cái nào mang tính chiếnlược và nói cho người dân hiểu nếu không họ có quyền nghi ngờ.

Còn việc điềuchỉnh học sinh THPT học đến 19h là không ổn, không tốt đối với nhịp sinh học củacác em. Tôi cũng là một giảng viên đại học, theo tôi, học đến 19h có thể áp dụngđối với sinh viên chứ với học sinh cấp 3 sẽ tác động không tốt đến kết quả họctập của các em.

- Như vậy tínhkhả thi giảm ùn tắc giao thông của phương án đổi giờ làm, giờ học này đến đâu?

- Theo tôi, nếu cókết quả cũng chỉ giảm được tối đa 10% vì lượng xe trên đường vẫn đông. Nếu khôngùn chỗ này thì có thể ùn chỗ khác. Nó không thể chữa hết tận gốc "căn bệnh giaothông" của đô thị Việt Nam mà chỉ là "liều thuốc giảm đau" mà thôi.

Vấn đề mấu chốt vàquan trọng nhất vẫn là phát triển vận tải hành khách công cộng, giảm lượng xe cánhân lưu thông trên đường, gia tăng quỹ đất dành cho giao thông. Ví dụ TP HCM,hiện quỹ đất dành cho giao thông rất ít trong khi có đến 5 triệu xe máy, nửatriệu ôtô, thì dù chúng ta có điều chỉnh giờ cỡ nào đi nữa xe cộ ngoài đường vẫnđông, đường vẫn tắc.

- TP HCM vừađưa ra dự thảo đổi giờ, điều chỉnh giờ học các cấp muộn hơn 15 phút còn giờ làmhầu như không đổi. Ông đánh giá thế nào về phương án này?

- TP HCM có nhiềuđiểm khác với Hà Nội. Tuy không có nhiều cơ quan trung ương trên địa bàn nhưnglại có nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ mua sắm. Đến cả thói quen đi lại, lốisống... cũng khác thì không thể "sao chép" phương án đổi giờ của Hà Nội áp dụngvới Sài Gòn.

Nhưng với phươngán điều chỉnh chỉ 15 phút như thế thì cũng không thay đổi được bao nhiêu. Dòngxe lưu thông trên đường cứ nối tiếp nhau, hết đợt này đến đợt khác, với khoảngthời gian ngắn như vậy tôi e khó có được kết quả mong muốn.

- Nếu được đềnghị đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch đổi giờ học, giờ làm cho TP HCM, ông sẽđề xuất gì?

- Theo tôi, chỉnên thử nghiệm vào các nhóm có thời gian di chuyển cố định trước như học sinhTHPT, sinh viên và các cán bộ công chức làm việc cố định. Đối với các cấp họcnhỏ hơn phụ thuộc vào phụ huynh đưa đón, những người làm việc thời gian không cốđịnh, thường xuyên ra ngoài cũng chưa nên điều chỉnh. Ngoài ra, khối THPT có thểđiều chỉnh học đến 18h như ở Hà Nội, các em ở độ tuổi này có thể tự về nhà màkhông cần bố mẹ đưa đón. Còn sinh viên có thể học đến 19h vì các em đã lớn sẽ tựlo cho mình được.

Đổi giờ không đúng, công chức dễ bớt xén giờ cơ quan
Theo PGS - TS Phạm Xuân Mai, đổi giờ học, giờ làm việc chỉ là giải pháp tình thế, khó có thể giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP HCM. Ảnh: H.C.

Một điềunữa là chúng ta nên xem lại thời gian tan trường của các em mầm non vàcủa cán bộ nhân viên công chức. Hiện nay chúng ta quy định khối mầm nonra về lúc 16h, trong khi cán bộ, công chức phải đến 17h mới hết giờ làmviệc. Như vậy họ khó có thể giải quyết ổn thỏa việc đưa đón con nếukhông "ăn cắp" giờ của nhà nước.

Mặt khác, cũng nênđưa các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại vào kế hoạch đổi giờ bởi cũnglà những đối tượng ảnh hưởng rất nhiều đến việc lưu thông trên đường. Thời gianmở cửa nên trễ hơn, hiện nay là 8h thì có thể lùi đến 9-10h sáng.

Ngoài ra, việc xâydựng kế hoạch đổi giờ làm, giờ học cũng là dịp để TP HCM xem lại việc nên đưavận tải hành khách công cộng vào ngành giáo dục như ở các nước. Các em học sinhmầm non, tiểu học... đa số vẫn phải có sự đưa đón của phụ huynh, nếu giải quyếtđược việc đưa đón các em từ nhà đến lớp thì cũng sẽ giảm được một lượng xe cánhân đáng kể trên đường.

- Sau một thờigian ngắn thực hiện đổi giờ học, giờ làm đã xảy ra thực trạng "chưa thấy hay chỉthấy khổ", theo ông Hà Nội có nên tiếp tục?

- Phải tiếp tụcchứ. Đây là giải pháp có thể giảm ùn tắc phần nào việc quá tải giaothông hiện nay, nhưng cần điểu chỉnh những gì chưa phù hợp. Chẳng hạn như việcHà Nội điều chỉnh giờ học của khối THPT xuống còn 18h cũng là một điều chỉnhđúng. Đã gọi là thử nghiệm là phải có quá trình, thay đổi và thích nghi từ từ.

Theo Vnexpress



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.