Đủ cơ sở đóng cửa Tiên Phước 2

Theo luật sư Trương Thị Hòa, đây không phải là chuyện của một cá nhân hay gia đình nên việc hỏa táng ngay cháu bé mà cơ quan chức năng không làm các thủ tục lập biên bản, khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân và truy trách nhiệm là sai.

Cơ sở TiênPhước 2 hoạt động không có giấy phép; diện tích, điều kiện cơ sở vật chấtkhông đáp ứng; cán bộ phụ trách không có bằng cấp, chứng chỉ; y tế, dinhdưỡng không bảo đảm.

Liên quan đến cái chết của bé Hoa Quỳnh tại ngôi“chùa” tự phát Tiên Phước 2 nằm trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B, quậnBình Tân - TPHCM , theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi mất, bé Quỳnh đãcó triệu chứng bệnh trở nặng (hay nôn ói, mặt tím tái) từ nhiều ngày trướcnhưng bà Nguyễn Thị Vân vẫn không đưa đi bệnh viện để cứu chữa. Đến đêm 9-1,khi bé Quỳnh co giật và lả dần đi thì bà Vân mới gọi điện kêu xe đến chở béđi. Do quá muộn nên Hoa Quỳnh đã chết trên đường và việc đưa đến Bệnh việnNhi Đồng 1 chỉ còn tác dụng để làm giấy chứng tử.

Tiên Phước 2 không đủ điều kiện hoạtđộng

Điều dư luận đang quantâm là vì sao UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân đã nhanh chónglàm giấy khai tử để bà Vân vội vã đưa thi thể cháu Quỳnh đến nghĩa trangBình Hưng Hòa hỏa táng khi trời chưa kịp sáng? Lý giải điều này, bàNguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, nói:“Chúng tôi làm giấy khai tử thì bà Vân mới có thể đưa đi hỏa táng được.Vì bà Vân có làm giấy khai sinh cho Hoa Quỳnh nên việc hỏa táng hay chôncất là quyền của bà ta” (?!).

Đủ cơ sở đóng cửa Tiên Phước 2
Các em bé tại Tiên Phước 2 thường xuyên té ngã do nơi ở không bảo đảm an toàn và thiếu người trông coi

Theo luật sư Trương ThịHòa, đây không phải là chuyện của một cá nhân hay gia đình nên việc hỏatáng ngay cháu bé mà cơ quan chức năng không làm các thủ tục lập biênbản, khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân và truy trách nhiệm làsai.

Về tình trạng hoạt độngcủa cơ sở Tiên Phước 2, làm việc với phóng viên ngày 12-1, ông Huỳnh TấnDũng, Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết chưa thể ký vào bảnkết luận thanh tra đối với cơ sở này do có nhiều điểm cần phải làm rõhơn. “Điều chúng tôi quan tâm là phải xác định cơ sở này có đủ điều kiệnnuôi dạy trẻ mồ côi, cơ nhỡ hay không để làm căn cứ cho việc xử lý. Tuynhiên, trên thực tế, nơi này không đủ cơ sở pháp lý để hoạt động. Cụ thểnhư chưa có giấy phép; diện tích, điều kiện cơ sở vật chất không đápứng; cán bộ phụ trách không có bằng cấp, chứng chỉ; y tế, dinh dưỡngkhông bảo đảm... là không bảo đảm. Hơn nữa, đã xảy ra 3 cái chết của trẻđược nuôi dưỡng tại đây!”. 

Đề nghị đóng cửa

Trao đổi với phóng viên,bà Nguyễn Thị Hồng Bạch, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân, cho biếtđang làm tờ trình gửi UBND quận đề nghị đóng cửa Tiên Phước 2, khi đócác cháu còn lại sẽ được gửi đến các trung tâm bảo trợ xã hội Nhà nướctrên địa bàn TPHCM để nuôi dưỡng. Theo bà Bạch, qua buổi làm việc ngày11-1 với bà Nguyễn Thị Vân, tổ công tác đã thẩm định, rà soát lại mộtlần nữa cơ sở pháp lý cũng như điều kiện thực tế và những vi phạm tạiđây để đi đến quyết  định cuối cùng là chấm dứt hoạtđộng bất hợp pháp của Tiên Phước 2. Trong buổi làm việc này, bà Vân đãký vào biên bản thừa nhận các vấn đề đã được cơ quan chức năng xác định.“Vấn đề này đang rất bức xúc, do vậy chúng tôi sẽ xử lý rốt ráo trongthời gian sớm nhất”- bà Bạch khẳng định.

Liên quan đến vấn đề này,ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cũng cho biết nhữngcông việc mà chính quyền địa phương và các ban, ngành đang gấp rút tiếnhành trong những ngày gần đây là nhằm đi đến kết thúc hoạt động của TiênPhước 2, một cơ sở vốn nhiều tai tiếng đóng trên địa bàn. 

Luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM:

Cần làm rõ các dấu hiệu vi phạm hình sự

Theo những gì báo chí phản ánh thì đây là một chuyện rất bức xúc, phải giải quyết sớm. Các cơ quan Nhà nước cần xem xét lại công tác quản lý không chặt chẽ, để cá nhân lợi dụng việc làm từ thiện khai thác những đứa trẻ mồ côi, gây thiệt hại cho các cháu. Trách nhiệm thuộc về ngành LĐ-TB-XH và chính quyền địa phương. Về cá nhân bà Nguyễn Thị Vân, theo tôi đã có các dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự mà cơ quan điều tra cần phải làm cho rõ.
 
Tại điều 110 Bộ Luật Hình sự, người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật thì bị phạt tù từ một năm đến 3 năm. Cách đối xử của chủ cơ sở này đối với trẻ mồ côi, để trẻ bệnh tật, suy kiệt dẫn đến chết mà không kịp đưa đi cấp cứu cũng là dấu hiệu hành hạ người khác, vì không chỉ có một trường hợp mà đã có 3 em nhỏ bị chết tại đây rồi. Ngoài ra, nếu có thủ đoạn lợi dụng việc nuôi trẻ mồ côi để vụ lợi tiền của đóng góp từ thiện thì đây là dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 Bộ Luật Hình sự.

Theo Qúy Lâm
Người lao động


Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.