Đường Hà Nội đỡ tắc không phải nhờ đổi giờ?

Sáng 12, ngày đầu tiên Hà Nội tiến hành biện pháp thay đổi giờ làm, giờ học để giảm ùn tắc giao thông, tại nhiều tuyến đường trước đây thường xuyên ùn tắc: Trường Chinh, Chùa Bộc, Sơn Tây, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thái Học…  mặc dù lượng phương tiện khá đông nhưng xe cộ vẫn có thể lưu thông với tốc độ chậm

Ngày đầu tiên Hà Nội tiếnhành thay đổi giờ làm, học tập để giảm ùn tắc nhìn chung đường phố Thủ đô kháthông thoáng, mặc dù vẫn còn một số điểm ùn tắc nhưng đây cũng được xem là mộtkết quả khả quan. Tuy nhiên, liệu biện pháp này thành công hay do Hà Nội khéochọn thời điểm?.

 Sáng 1/2, ngày đầu tiên Hà Nội tiến hành biện pháp thay đổi giờ làm, giờ học đểgiảm ùn tắc giao thông, tại nhiều tuyến đường trước đây thường xuyên ùn tắc:Trường Chinh, Chùa Bộc, Sơn Tây, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thái Học…  mặc dùlượng phương tiện khá đông nhưng xe cộ vẫn có thể lưu thông với tốc độ chậm.Hình ảnh này, khác hẳn những ngày trước đó, khi thường vào các khung giờ caođiểm, cảnh ùn tắc giao thông thường xảy ra liên miên, thậm chí kéo dài từ 15-20phút.
 
Mặc dù vậy, trong ngày đầu tiên thực hiện giải pháp đổi giờ làm, tại một sốtuyến đường có lòng đường hẹp, nhỏ, cảnh ùn tắc giao thông vẫn xảy ra. Tuynhiên, liệu đây có phải giải pháp thành phố đưa ra để chống ùn tắc giaothông thực chất phát huy tác dụng hay do Hà Nội đã khéo chọn thời điểm thựchiện?.

Đường Hà Nội đỡ tắc không phải nhờ đổi giờ?
Nhiều tuyến đường Thủ đô khá thông thoáng trong ngày đầu đổi giờ. Ảnh: Xuân Tùng

Còn nhớ trước đây, giải pháp bịt ngã ba, ngã tư không giống ai của Hà Nội cũngđã rất thành công trong việc giảm ùn tắc trong thời gian đầu mới thực hiện.Thời gian đó, khi thành phố mới triển khai biện pháp này, việc ùn tắc trên nhiềutuyến đường đã giảm hẳn nhưng sau đó giải pháp này đã bị đả kích nặng nề vìkhông hiệu quả

Thời gian đó, mặc cho có những ýkiến trái chiều, những bất tiện do việc bịt ngã ba, ngã tư gây ra như: xe cộphải đi vòng, tốn xăng, mất mỹ quan đô thị... thậm chí nhiều người còn cho rằngkhông nước nào trên thế giới có cách tổ chức giao thông lạ đời như trên nhưng dothấy hiệu quả, Hà Nội vẫn quyết tâm nhân rộng.
 
Chỉ còn điều, thời gian đó, Hà Nội tiến hành tổ chức lại giao thông vào đúng dịphọc sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vàTHPT… bước vào kỳ nghỉ hè nên lưu lượng người tham gia giao thông giảm, dẫn đếnhiệu quả tốt. Tuy nhiên, giải pháp này sau đó vài tháng, vào giữa tháng 9 đầutháng 10 khi học sinh, sinh viên quay trở lại trường học tập thì bắt đầu bọc lộnhững hạn chế.
 
Nhiều điểm bịt ngã tư khi mới tổ chức lại giao thông, bắt phương tiện giao thôngđi vòng xa từ 100-200 mét để giảm xung đột thì nay bỗng dưng ùn tắc trở lại vàxuất hiện thêm nhiều điểm ùn tắc mới. Bức xúc với giải pháp tổ chức của ngànhgiao thông, nhiều đại biểu HĐND thành phố cũng đã chất vấn về biện pháp này. Sauđó, Hà Nội tiến hành điều chỉnh những nút bịt ngã ba, ngã tư bằng việc cho dỡ bỏnhững điểm bịt lại bất hợp lý.
 
Từ hàng chục ngã ba, ngã tư bị bịt, sau đó thành phố đã dỡ bỏ gần hết và đếnthời điểm này chỉ còn một số ngã tư thật sự phát huy tác dụng: Ngã Tư Sở, Lê VănLương – Láng… được giữ lại.
 
Như vậy có thể thấy thời điểm đó, sở dĩ Hà Nội tổ chức giao thông bằng biện phápbịt ngã ba, ngã tư để chống ùn tắc giao thông đạt kết quả tốt là nhờ khéo chọnthời điểm nên thành công. Còn hiện nay, với giải pháp đổi giờ, cũng có thể nóisở dĩ ngày đầu thành công là do lãnh đạo thành phố cũng đã khéo chọn thời điểm.Bởi hiện nay, sinh viên, người lao động tự do còn chưa trở lại Thủ đô để họctập, kiếm sống.

Trao đổi với PV chiều 1/2, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, TrưởngPhòng CSGT Hà Nội cho biết, chưa thể đánh giá kết quả giải pháp đổi giờdo nhiều đối tượng tham gia giao thông chưa trở lại Thủ đô.

Theo Đại tá Ngọc, hiện có 3 thành phần là: sinh viên các trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; người lao động tự do ngoại tỉnh, các cơ quancác tỉnh chưa về Hà Nội làm việc, công tác...nên không thể kết luận giải phápđổi giờ hiệu quả như thế nào.

Tuy nhiên, vì là ngày đầu thànhphố tiến hành giải pháp chống ùn tắc giao thông mới nên ngay từ 6h sáng, PhòngCSGT Hà Nội đã tăng cường quân số ra đường túc trực cùng các lực lượng khác đểđảm bảo an toàn giao thông.

Điều đáng nói là trước ngày Hà Nội thực hiện giải pháp này, trao đổi vớiPV, một số chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giao thông chorằng, dù được coi là giải pháp mạnh thì Hà Nội cũng không thể giảm được quánhiều ùn tắc.

TS Khuất Việt Hùng, Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, giải pháp thayđổi giờ làm, giờ học mà Hà Nội sẽ thực hiện, nếu hiệu quả nhất thì cũng chỉ làmthay đổi 70% lưu lượng tham gia giao thông trong giờ cao điểm.

Theo TS. Hùng, một số thành phố nước ngoài đã áp dụng điều này nhưng khi ngườita triển khai, họ nghiên cứu rất kỹ chuỗi chuyến đi, hoạt động trong ngày củacác nhóm dân cư, sau đó đưa chuỗi chuyến đi lên mô hình giao thông để xem hiệntượng ùn tắc giao thông xảy ra trên tuyến đường nào, giờ nào, từ đâu đến đâu,sau đó mới tính toán điều chỉnh giờ làm, giờ học của nhóm đó.
 
Tất cả những việc này, sẽ được tính toán trên mô hình giao thông, từ đó sẽ quyếtđịnh nên áp dụng hay không, còn ở nước ta thì cứ đưa ra làm thử trước. Cứ chorằng, nếu nó rơi vào kịch bản tốt nhất thì sẽ giảm được 5% số chuyến đi trênnhững tuyến đường ùn tắc nhất hiện nay.
 
”Hiện nay trong giờ cao điểm năng lực thông hành của Hà Nội thiếu khoảng 15 –20% nên nếu chỉ giảm 5% thì cũng không ảnh hưởng lắm cho nên tôi nghĩ tình hìnhùn tắc giao thông Hà Nội sẽ khó chuyển biến nhiều nếu chỉ thực hiện giải phápđổi giờ”, TS Hùng nói.
 
Theo quyết định của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, việc điều chỉnh giờlàm, giờ học sẽ bắt đầu áp dụng  tại 10 quận nội thành và 2 huyện ngoại thành làTừ Liêm và Thanh Trì từ 1/2/2012.

Một trong những nhóm đối tượng bị điều chỉnhlà sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vàdạy nghề, các trường trung học phổ thông. Nhóm này, sẽ bắt đầu học buổi sáng từtrước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày thay cho từ7h30 phút và 18h30 phút so với trước kia.
 
Thành phố cũng điều chỉnh giờ học của nhóm đối tượng là các trường mầm non, tiểuhọc, trung học cơ sở. Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc giờlớp học chiều vào 17h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí giáoviên, cán bộ, công nhân viên để tiếp nhận học sinh từ 7h30 sáng và quản lý họcsinh đến 17h30 hàng ngày....

Theo Vnmedia



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.