Giấy vệ sinh thành giấy ăn

Cần bao nhiêu cũng có

Là loại giấy tái chế, thậm chícả giấy dùng trong toillet, nhưng ngày càng nhiều quán ăn, từ vỉa hè, bình dâncho đến sang trọng, đã chuyển đổi “công năng” của nó và mặc nhiên xem đây là mộtloại giấy sử dụng trên... bàn ăn mà không lường trước những hiểm nguy rình rập.

Cần bao nhiêu cũng có

Không chỉ dư luận xôn xao, trongkỳ họp HĐND thành phố Hà Nội vừa qua, nhiều đại biểu cũng bày tỏ lo ngại rằngcác loại giấy ăn hiện nay ở các quán bún, phở, cơm bình dân… đều là loại rẻtiền, nguồn gốc không rõ ràng và rất mất vệ sinh.

Theo khảo sát, loại giấy ăn đượcsử dụng phổ biến là “giấy phở”, thường có bản nhỏ, hình vuông, được gấp làm tư,dài khoảng 10 cm, có nhiều màu trắng, xanh, đỏ nhưng nhiều nhất vẫn là trắngđục.

Siêu rẻ, siêu tiết kiệm

Giấy vệ sinh thành giấy ăn
Giấy ăn không rõ nguồn gốc vẫn hàng ngày lên các bàn ăn.

Ở hàng phở của chị Toán trênđường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội), do khách đông nên mỗi ngày chị dùnghết 10 kg giấy ăn (tương đương bao tải đầy). Theo chị Toán, hiện các mối hàng"đổ" giấy ăn cho chị với giá từ 10.000 - 11.000 đồng một kg, rẻ hơn mua tạichợ từ 2.000 - 3.000 đồng. Tại các chợ trên địa bàn TP.HCM, loại giấy này có giá12.000 - 18.000 đồng một kg.

Chị Hà, chủ quán phở trên đườngNơ Trang Long (TP HCM), cho biết: “Dùng loại giấy này vừa tiết kiệm, vừa hợpvới quán ăn bình dân. Người bán thường xuyên đến từng quán giao hàng khi chủquán có yêu cầu”.

Còn anh Hậu, chủ quán cơm bình dân trên đường Hoàng Văn Thái (quận Thanh Xuân,Hà Nội), thông tin: Khi bắt đầu mở quán, có nhiều người mang giấy ăn đến chàobán, muốn mua bao nhiêu cũng có, giá cạnh tranh. Tiện dụng như vậy nên mỗi khicần nhập giấy, anh Hậu không phải đi đâu, chỉ cần gọi điện là có xe chở đến.

Giấy vệ sinh cũng thành giấy…ăn

Giấy vệ sinh “tấn công” bàn ăn làtình trạng chung của hầu hết quán cơm gần trường CĐ, ĐH. Tại quán bún chả trướccổng ký túc xá ĐH Quốc gia (Mễ  Trì, Thanh Xuân, Hà Nội), loại giấy thường thấylà giấy cuộn, đựng trong các ống nhựa. Khi cần, khách chỉ việc kéo một đầu cuộngiấy rồi dứt đứt. Lý do chính dùng loại giấy này (cũng không có nguồn gốc, nhãnmác), theo chủ quán, vì... rẻ hơn nhiều so với "giấy ăn" (thường có giá 6.000 -7.000 đồng một bịch). Tuy nhiên, thực khách cứ vô tư dùng lau mọi thứ, từ đũa,muỗng, tay, miệng…

Nhật Thắng, SV ĐH Tôn Đức Thắng,TP HCM thản nhiên nói: “Ăn ở quán bình dân thì phải chấp nhận. Nhiều quántiết kiệm còn mua loại giấy vệ sinh kém chất lượng màu xám, nâu hoặc màu trắngnhưng mặt giấy nhám, loang lổ tạp chất”. Khủng khiếp hơn, theo lời NguyễnNgọc Mỹ, SV ĐH Luật TP HCM, rất nhiều quán ở khu vực Bình Triệu, quận BìnhThạnh, còn xếp lên bàn loại giấy lau miệng màu hồng sậm, dày gấp nhiều lần sovới các loại thường thấy khác. “Thấy giấy đã nổi cả da gà, không nuốt nổithức ăn, bởi nhớ đến giấy vệ sinh đặt tại các toilet ở điểm vệ sinh công cộng”,Mỹ nói.

Không quan tâm đến nơi sảnxuất

Khi hỏi về nguồn gốc, xuất xứ củaloại "giấy ăn" được đưa tận nơi, anh Hậu lắc đầu: “Thấy khách có nhu cầu dùngnhiều thì mua về, với lại người đến chào liên tục, quản lý thị trường, y tế cũngchưa bao giờ hỏi nên chúng tôi không quan tâm đến nơi sản xuất”.

Ở các chợ Hà Nội, rất nhiều hàngkhô bán loại “giấy phở" này. Chợ  Kim Liên có gần 10 cửa hàng khô bán giấy  ăn.Chị Ngũ, chủ một cửa hàng khô, cho biết: “Giấy phở” bán rất chạy, nhưng sản xuấtở đâu, có đảm bảo vệ sinh hay không thì không rõ lắm vì người ta mang đến”. Cònchị Nguyễn Thị Tâm nói: "Nhiều khi khách hàng còn mua giấy về sử dụng ở nhàhằng ngày. Cứ yên tâm, chưa có ai đến đây nói là phát bệnh khi dùng các loạigiấy này".

Theo Giấy vệ sinh thành giấy ăn



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.