Khó bỏ thi đại học

Do vậy, không thể ngay lập tức bỏ thi tuyển sinh ĐH mà cần phải có thời gian trước khi quyết định bỏ kỳ thi này để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh rủi ro

Theo các chuyêngia giáo dục, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênhlệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường.

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT nămnay, Bộ GD-ĐT tuyên bố năm 2011, các trường ĐH vẫn tiếp tục duy trì kỳ thituyển sinh 3 chung. Việc tổ chức kỳ thi “2 trong 1” đã được đặt ra và dựtính thực hiện từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thể thực hiện được bởi cònnhiều ý kiến trái chiều. 

Dễ nảy sinh tiêu cực

Dù đại diện của nhiềutrường ĐH cho rằng bộ nên bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH theo hình thức 3 chungvà giao quyền tự chủ trong tuyển sinh cho các trường nhưng GS Phạm Phụcho rằng trong điều kiện cung chênh hơn nhiều so với cầu như hiện nay,100 thí sinh thi ĐH, CĐ chỉ có 40 – 50 đậu thì không tránh khỏi việc“giằng xé, tranh giành, giẫm đạp nhau” để vào cho được cổng trường ĐH.Trong điều kiện đó mà để các trường tự tuyển sinh thì rất dễ nảy sinhtiêu cực.

Khó bỏ thi đại học
Sở GD-ĐT Tiền Giang bàn giao hồ sơ thí sinh thi ĐH 2010 cho Trường ĐH Ngân hàng TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Trong hội thảo “Đổi mớituyển sinh ĐH, CĐ tại VN” tổ chức cách đây không lâu, PGS-TS NguyễnPhương Nga, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ mangtính chất kiểm tra kiến thức tối thiểu nên lấy kết quả này để làm căn cứxét tuyển vào ĐH sẽ không kiểm chứng được năng lực thực sự của thí sinh.

Do vậy, không thể ngaylập tức bỏ thi tuyển sinh ĐH mà cần phải có thời gian trước khi quyếtđịnh bỏ kỳ thi này để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh rủi ro. GS-TS LâmQuang Thiệp, nguyên vụ trưởng Vụ ĐH - Bộ GD-ĐT, cũng bày tỏ lo ngại:“Nếu lấy kết quả học tập THPT làm căn cứ xét tuyển vào ĐH thì học bạ củanhiều học sinh sẽ bị “biến hóa”, làm sao có thể bảo đảm không có tiêucực khi xét tuyển vào ĐH?”.

GS Phạm Phụ cho rằng cầncó thời gian quá độ cho việc bỏ kỳ thi này: “Nên duy trì kỳ thi tuyểnsinh 3 chung một thời gian nữa, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn,cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh chocác trường”.

Theo GS Phạm Phụ, nhữngtrường ĐH đúng nghĩa và có tiềm lực thực sự có thể tự tổ chức tuyểnsinh, như các ĐH Quốc gia, ĐH vùng nhưng bộ vẫn phải tổ chức một kỳ thituyển đại trà vào các trường còn lại để hạn chế tiêu cực. 

Nên bỏ thi tốt nghiệp THPT 

Thay vì bỏ thi ĐH, nhiềuchuyên gia giáo dục đề xuất nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay vì quá hình thức, tốn kém, gây áp lực cho học sinhvà toàn xã hội. Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Vănhóa Phan Châu Trinh (Hội Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN),nhận định: “Phải xem quá trình giáo dục như làm một chiếc máy, làm đếnbộ phận nào phải kiểm tra bộ phận đó, sau đó chỉ việc lắp ráp ra sảnphẩm. Nền giáo dục của ta lại quan trọng việc đào tạo xong mới tổng kiểmtra là không ổn”.

Theo nhà văn Nguyên Ngọc,trong quá trình dài như vậy, người học dù tài tình đếu đâu cũng khôngthể nhớ hết những kiến thức đã học. Bởi vậy mới xảy ra chuyện sĩ tử nhồinhét kiến thức khốn khổ trước kỳ thi. “Việc “phao” thi phủ trắng sântrường là một thực tế xót xa nhưng dễ hiểu. Học sinh chỉ học vẹt, đặcbiệt là các môn xã hội. Thử hỏi, thi tốt nghiệp xong, học sinh sẽ nhớđược những gì?” - nhà văn Nguyên Ngọc băn khoăn.

Theo thống kê của BộGD-ĐT, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2009 là 83,6%, trong đó có nhữngtỉnh có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao như Nam Định - 98,2%. Theo GS PhạmPhụ, với tỉ lệ đỗ cao như vậy thì thi cũng chẳng để làm gì. Hiện nay,bằng tú tài chỉ như là tấm thẻ để học sinh có quyền thi vào ĐH, chứkhông có tác dụng trong thực tế.

 Do vậy, theo GS PhạmPhụ, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và đừng xem bằng tú tài là chuẩn mựcquốc gia. Một học sinh nông thôn ngoài giờ học phải đi mò cua, bắt ốcthì không thể so sánh với một học sinh ở TP nên không thể áp dụng tư duy“cá mè một lứa, giày cùng một cỡ” như vậy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPTnên giao cho các địa phương và tùy điều kiện mỗi địa phương để tổ chứckỳ thi này theo hình thức xét hoặc thi để cấp bằng tú tài cho học sinh.

Theo Người laođộng



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.