"Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe"

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng, cần sớm thu phí hạn chế xe cá nhân, bởi với tốc độ đăng ký hiện nay chỉ 3 năm nữa, Hà Nội và TP HCM không còn chỗ để xe.

Trao đổi vớibáo chí, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc giacho rằng, cần sớm thu phí hạn chế xe cá nhân, bởi với tốc độ đăng ký hiện naychỉ 3 năm nữa, Hà Nội và TP HCM không còn chỗ để xe.

- Ông đánh giáthế nào về đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông?

- Vừa qua Bộ Giaothông đề xuất đổi tên phí lưu hành thành phí hạn chế phương tiện cá nhân để đánhđúng vào đối tượng cần hạn chế. Hiện nay, cả nước có 37 triệu xe cơ giới, trongđó có 2 triệu ôtô và 35 triệu xe máy, nếu xét về xe máy Việt Nam có số lượngnhiều nhất thế giới.

Chúng ta phải cólộ trình giảm và cấm xe máy trong 10-20 năm nữa, người dân cũng phải chia sẻ cácbiện pháp với nhà nước. Song song với hạn chế xe, Chính phủ sẽ xây dựng đồng bộhạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông công cộng để tạo thuận tiện cho người dân.

- Nếu đề xuấttrên được tiến hành, theo ông số lượng xe cá nhân sẽ như thế nào?

"Không sớm thu phí, Hà Nội sẽ không còn chỗ để xe"
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: "Chắc chắn sẽ thu phí hạn chế phương tiện". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Phí hạnchế phương tiện chắc chắn có tác động hạn chế xe cá nhân, nhưng giảm baonhiêu thì còn tính. Nếu có nhu cầu thực sự người dân vẫn chọn xe cánhân, nhưng họ sẽ phải tính toán kỹ. Gia đình tôi hiện có ôtô song chỉdùng để về quê, tôi thường đi làm bằng xe máy hoặc xe buýt. Đi ôtô bâygiờ rất khó tìm chỗ đỗ.

- Chủ phươngtiện đang phải đóng rất nhiều loại phí, ông nghĩ sao về ý kiến nhà nước đang đẩygánh nặng cho người dân?

Theo đề xuất của Bộ Giao thông, sẽ thu phí một năm là 20 triệu đồng đối với ôtô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm3; 30 triệu đồng với ôtô có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 và 50 triệu đồng cho ôtô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3. Mức thu đối với xe môtô từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng một năm. Năm sau, mức phí tăng lũy tiến 5%.

- Hôm trước cóngười nhắn tin cho tôi rằng, nhà ông ấy vừa mua ôtô nên 3 xe máy để không, sắptới có đánh phí bảo trì đường cả 4 xe? Cũng có người nhắn tin rằng, nhà họ có 4ôtô, mỗi năm phải nộp mấy chục triệu đồng thì làm sao chịu được.

Hiện nay, kinh phíxây dựng đường bộ rất lớn, kinh phí bảo trì lại bằng 2/3 xây mới. Ví dụ xây mộtcon đường mới mất 1.000 tỷ đồng thì phải bảo trì 700 tỷ đồng, nhà nước không cótiền, chỉ chi cho bảo trì 17 triệu đồng một km. Số tiền này chỉ đủ trả lương chocông nhân. Do vậy, người dân phải đóng góp bảo trì đường khi tham gia giaothông.

Với phí hạn chếphương tiện, nhà nước không phải là không cho người dân mua xe mà chỉ hạn chếphương tiện, để đảm bảo điều tiết an toàn giao thông. Hiện nay mỗi gia đình ởthành phố có tối thiểu 2 xe máy, như thế là đủ. Tới đây, chắc chắn đề án hạn chếphương tiện cá nhân sẽ phải xin ý kiến người dân và đưa ra Quốc hội quyết định.

- Chính phủ đãtính đến giải pháp thay thế xe cá nhân như thế nào khi tiến hành thu phí?

- Chính phủ mớiphê duyệt chiến lược vận tải hành khách công cộng, riêng Hà Nội và TP HCM sẽphát triển đồng bộ vận tải công cộng. Hai thành phố đã ùn tắc như thế này songphương tiện đăng ký mới vẫn tăng 15% mỗi năm. Trong 3 năm tới, sẽ tăng gấp đôinhư bây giờ. Nếu không tiến hành thu phí ngay, với tốc độ tăng hiện nay chỉ 3năm nữa, Hà Nội và TP HCM không còn chỗ để xe. Nếu 10 năm trước chúng ta đã thucác loại phí trên thì số lượng phương tiện không gia tăng như bây giờ.

Theo Vnexpress



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.