Kiến nghị xem lại việc xử phạt nghe điện thoại ở cây xăng

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiến nghị Bộ Tư pháp xem lại tính hợp lý và khả thi của việc xử phạt 2-5 triệu đồng đối với hành vi nghe điện thoại ở cây xăng theo như Nghị định 52 có hiệu lực từ ngày 5-8.

 Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiến nghị Bộ Tư pháp xem lại tính hợp lý và khả thi của việc xử phạt 2-5 triệu đồng đối với hành vi nghe điện thoại ở cây xăng theo như Nghị định 52 có hiệu lực từ ngày 5-8.

Tiến sĩ Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) - đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị xem xét lại tính hợp lý và khả thi của quy định xử phạt đối với hành vi nghe điện thoại ở cây xăng nêu trong Nghị định 52 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy có hiệu lực từ ngày 5-8 vừa qua.  

Tiến sĩ Sơn cho biết, từ khi Nghị định 52 có hiệu lực thi hành, dư luận cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh thực trạng không kịp thời xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại di động tại cây xăng. Vì thế, người đứng đầu Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tổ chức nghiên cứu và xem xét việc kiến nghị kịp thời với Chính phủ về tính hợp lý và khả thi của quy định này.


Kiến nghị xem lại tính hợp lý và khả thi của việc xử phạt nghe điện thoại ở cây xăng - Ảnh: TNO


 "Nghị định 52 quy định rõ hành vi, mức phạt, thẩm quyền phạt nhưng thông tin từ dư luận cho thấy có rất nhiều hành vi vi phạm đã xảy ra nhưng không được phát hiện và xử phạt theo đúng quy định" - ông Sơn nói.

 

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì nghiên cứu về thực trạng thi hành pháp luật liên quan đến nội dung này để kịp thời báo cáo, kiến nghị với Chính phủ.

 

Được biết, các quy định xử phạt đối với hành vi nghe điện thoại tại cây xăng đã được quy định trong Nghị định 123/CP ban hành năm 2005 nhưng từ đó đến nay hầu như không ai bị xử phạt. Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định 52 có hiệu lực từ ngày 5-8 vừa qua.

 

Theo nghị định mới, mức phạt dành cho hành vi sử dụng thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt như điện thoại di động, máy nhắn tin, các thiết bị thu phát sóng, máy ảnh, camera loại không có bộ phận phòng nổ ở những nơi có quy định cấm được nâng từ 200.000-500.000 đồng lên gấp 10 lần so với nghị định cũ, thành 2-5 triệu đồng.

 

Mặc dù mức phạt đã được nâng lên gấp 10 lần với mức phạt cao nhất khi nghe điện thoại trong khu vực cấm ở cây xăng có thể lên tới 5 triệu đồng/lần vi phạm nhưng tính khả thi của việc xử phạt cũng không cao hơn bởi không có lực lượng tham gia xử phạt.

 

Theo NLĐ



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.