Làm thế nào để giành quyền nuôi cả hai con chung khi ly hôn?

Khi quyết định ly hôn, phân chia con cái, ngoài trường hợp hai bên (vợ và chồng) thỏa thuận để bên còn lại được quyền nuôi cả hai con thì trong một số trường hợp đặc biệt tòa án có thể xem xét và phán quyết cho một bên có quyền nuôi cả hai con.

Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của các cháu, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc vợ không có đủ điều kiện nuôi con. 

Tuy nhiên, ngoài trường hợp hai bên (vợ và chồng) thỏa thuận để bên còn lại được quyền nuôi cả hai con thì trong một số trường hợp đặc biệt tòa án có thể xem xét và phán quyết cho một bên có quyền nuôi cả hai con.

Để giành quyền nuôi con khi ly hôn thì phải chứng minh những gì?

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Về điều kiện kinh tế: Phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập đảm bảo, tài sản, nơi ở ổn định…

Về tinh thần: Phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con,…

Ngoài ra, cha/mẹ có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái như : thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định, không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con...

Làm cách nào để giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?

Luật sư cho rằng, đầu tiên sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của vợ chồng về quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng thực tế không phải lúc nào hai vợ chồng cũng có thể thỏa thuận được vấn đề này.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Ngoài ra, còn căn cứ vào:

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con;

– Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Riêng với trường hợp, gia đình có 02 con thì thực tế cho thấy, tòa án thường sẽ giao cho mỗi bên nuôi một con sau khi cũng căn cứ vào điều kiện của cả hai bên.

Làm thế nào để giành quyền nuôi cả hai con chung khi ly hôn?-1
Giành quyền nuôi cả 2 con chung là điều khiến nhiều người khắc khoải khi buộc phải ly hôn

Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng muốn giành được quyền nuôi cả 02 con thì bắt buộc phải chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện để cung cấp mọi quyền lợi tốt nhất cho con về mọi mặt.

Về điều kiện kinh tế: Cha/mẹ cần phải chứng mình bản thân hoàn toàn có đủ điều kiện để tạo điêu kiện tốt nhất cho con sinh hoạt, học tập thông qua thu nhập hàng tháng, tài sản, nhà cửa ổn định… Bên nào có điều kiện vượt trội hơn sẽ giành được ưu thế hơn;

Về điều kiện tinh thần: Cha/mẹ phải chứng minh bản thân có đủ thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, ở bên cạnh con, tình cảm giành cho con. Đồng thời, trình độ học vấn, văn hóa, ứng xử… của cha/mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con…

Bên cạnh đó, nếu có những chứng cứ, tài liệu về việc người còn lại không có thu nhập đủ để nuôi dạy 02 người con, không tạo cho con môi trường tốt nhất hoặc có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình… thì có thể gửi đến tòa án.

Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế của hai bên vợ chồng nếu nuôi cả 02 con để giao con cho người nào.

Tóm lại, nếu muốn giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn, nhất định phải chứng minh được bản thân có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho cả hai con.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/lam-the-nao-de-gianh-quyen-nuoi-ca-hai-con-chung-khi-ly-hon-222022135133710160.htm

Ly hôn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.