Làng cõng con vượt sông tìm chữ

Chúng tôi đến Bồng Lai, Hưng Trạch, Quảng Bình khi mặt trời mới ló rạng. Bên này sông Bùng, hàng chục ông bố quần xắn ống thấp, ống cao cõng con vượt sông để qua bên kia sông tìm chữ cho con. "Đời mình nghèo cũng chỉ vì thiếu cái chữ" một phụ huynh chép miệng. Chứng kiến cảnh tìm cách để thay đổi vận đời cho con của những người dân nghèo nơi đây sao thấy thật chạnh lòng.

Chúng tôi đến Bồng Lai,Hưng Trạch, Quảng Bình khi mặt trời mới ló rạng. Bên này sông Bùng, hàngchục ông bố quần xắn ống thấp, ống cao cõng con vượt sông để qua bên kiasông tìm chữ cho con. "Đời mình nghèo cũng chỉ vì thiếu cái chữ" - một phụhuynh chép miệng. Chứng kiến cảnh tìm cách để thay đổi vận đời cho con củanhững người dân nghèo nơi đây sao thấy thật chạnh lòng.

Đến trườngtrên lưng cha

Năm 1985, người dânKhương Hà, Cổ Giang, Thanh Hưng kéo đến Bồng Lai lập nghiệp, lập nên làng ĐồngNghẹn, Cồn Hoá, Đồng Dẹ, Nước Thăng. Đã hơn 25 năm qua, người dân muốn đến trungtâm đều phải bơi, lội qua sông. Các cháu học sinh từ 3 đến 12 tuổi được ngườithân cõng, còn các cháu học sinh từ 13 tuổi trở lên cởi quần áo cột lên vai, giơcặp lên cao rồi dìu dắt nhau băng qua sông đến trường. Đó là những ngày trời yênbể lặng, còn đến mùa mưa lũ, họ vượt sông bằng nhiều cách và chúng tôi thấy cáchnào cũng đầy hiểm nguy.

Anh Nguyễn MinhNhàn, xóm Đồng Dẹ ngồi đợi đón con ở bờ sông Bùng mặt đầy tâm trạng: "Đợt lũ vừarồi đã đi qua gần 1 tháng nhưng con em chúng tôi mới đến trường được mấy ngàyqua. Thấy con nghỉ học lâu ngày, sốt ruột nên tôi liều cõng con đi học, chứ rấtnhiều cháu vẫn chưa được đến trường do gia đình neo người, mẹ sinh em bé, ba đirừng mắc lũ chưa về được…".

Làng cõng con vượt sông tìm chữ
Muốn đến trường, các cháu phải được người lớn cõng hoặc dìu dắt qua sông

Theo tìm hiểu củachúng tôi, gần 10 năm trở lại đây, UBND xã Hưng Trạch cho thầu cát, máy đào, hútở nhiều khúc sông nên ở giữa lòng sông Bùng có nhiều vực sâu, chẳng may sa chânlà chết đuối. Vì vậy, muốn cho con đến trường, không có con đường nào khác họphải cõng con băng qua sông học chữ.

Ông Nguyễn Chiến Sự,Trưởng thôn Bồng Lai 2 cho biết: "Bồng Lai ở đầu nguồn sông Bùng, do đó mỗi lầncó mưa dù là mưa nhỏ thì nước từ các khe suối, trên rừng tuôn về nên nước lênrất nhanh. Người dân làm không đủ ăn nên cũng chẳng ai dám bỏ ra chục triệu bạcmua đò chèo đưa con đi học. Là cán bộ thôn tui rất trăn trở. Nghĩ mãi thấy khôngcó cách gì hơn, tui chạy xin UBND xã được 1.000.000 đồng, kêu gọi 2 thôn đónggóp được 500.000 đồng cùng với 10 công thợ đóng một cái thuyền vuông tự chế cómột không 2 trên thế giới. Sau đó mua dây cáp cột vào 2 gốc cây to để kéo họcsinh đến trường. Những gia đình có con em đi học tự cắt cử người trực, mỗi nhà 1ngày và đảm nhận luôn việc bôi trơn động cơ (chùi nhớt để dây cót khỏi gỉ)".

Đó là ở thôn BồngLai 2, còn học sinh ở xóm Đồng Dẹ, Cồn Hoá chúng tôi thấy vẫn phải được ngườithân cõng đi về. Bồng Lai có 280 học sinh, trong đó có 70 cháu học tiểu học,THCS và 35 cháu mầm non ở bên kia bờ Bắc sông Bùng. Vì không có bất kỳ phươngtiện nào để qua sông nên trời mưa là các cháu nghỉ học dài ngày. Do đó, việc duytrì số lượng và tính chuyên cần rất khó đảm bảo. Mặc dù sau những đợt mưa lũ nhàtrường phải tăng cường thầy, cô giáo dạy thêm, phụ đạo để học sinh theo kịpchương trình. Các thầy, cô giáo đã nỗ lực hết mình, nhưng do con đường đếntrường quá gian nan nên hàng chục năm nay số học sinh học hết THPT chưa đếm hếtmột bàn tay…

Ước mơ mộtcây cầu

Tiếng trống tan giờhọc buổi sáng vừa điểm, các cháu ở cả 3 cấp học ùa ra dọc bờ sông Bùng đợi ngườinhà tới cõng về, một số khác lại giành nhau lên bè để được qua bên kia sôngtrước. Cơn mưa rừng kèm cuồng phong đang sầm sập đổ xuống đang làm nước sông lêncao. Nhìn từng "chùm" học sinh lần lượt qua sông trên một cái hộp gỗ, trong sốđó có em thì có cặp phao cứu sinh, có em không, chúng tôi không dám nghĩ đếnđiều gì xảy ra nếu tình trạng này kéo dài thêm nữa.

Làng cõng con vượt sông tìm chữ
Tan học, các cháu chạy ra bờ sông ngồi đợi người nhà đến cõng

Ông Đỗ Văn Tình, PhóChủ tịch UBND xã Hưng Trạch cho biết: Tình trạng các em học sinh phải vượt sôngBùng đến trường, nhất là vào mùa mưa lũ rất nguy hiểm. Nhiều người cố bươn bảqua sông đã bị chết đuối. Hiện tại, ở Bồng Lai có trên 100 học sinh phải đếntrường bằng con đường cõng, bơi, đi bè và gần 400 người dân đi lại bằng "conđường bơi". Xã đã nghĩ đến chiếc cầu lâu rồi, nhưng không có đủ kinh phí xâycầu.

Thời gian trôi đi,hàng trăm đứa trẻ ở đây lớn lên cùng sông nước, hằng ngày vẫn đến trường bằngbước chân trần băng sông. Nhìn cảnh ấy, ai cũng ước mơ làm sao có một cây cầubắc qua sông Bùng cho các em được đến trường an toàn, người dân được đi lạithuận tiện hơn. Nhưng khát vọng cây cầu ở vùng "thâm sơn cùng cốc" này vẫn đangcanh cánh từng ngày….

Theo Cand.com.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.