- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Liêu xiêu cảnh già ở tù
Nếu không phải khoác trên mình bộ áo kẻ sọc kia và không phải ở trong trại giam Xuân Nguyên, hai phạm nhân Triệu Thị Lan (quê ở Đức Hùng, Trùng Khánh, Cao Bằng), Ngô Thị Khánh (quê ở Yên Phúc, Văn Quan, Lạng Sơn) khi ra đường làng chắc chắn sẽ có khối người chào họ là “cụ” vì cả hai đều đã ở cái tuổi thất thập có lẻ.
Nếu không phải khoác trênmình bộ áo kẻ sọc kia và không phải ở trong trại giam Xuân Nguyên, hai phạmnhân Triệu Thị Lan (quê ở Đức Hùng, Trùng Khánh, Cao Bằng), Ngô Thị Khánh(quê ở Yên Phúc, Văn Quan, Lạng Sơn) khi ra đường làng chắc chắn sẽ có khốingười chào họ là “cụ” vì cả hai đều đã ở cái tuổi thất thập có lẻ.
1. Sinh năm 1937, bà TriệuThị Lan dáng đi liêu xiêu nom đến tội nghiệp. Miệng móm mém, nói chuyệntiếng Kinh pha tiếng Nùng, đôi khi tôi phải hỏi đi hỏi lại mới hiểu bà đangdiễn đạt điều gì. Câu đầu tiên tôi hỏi bà là: “Các con, các cháu có vào thămđều không?”. Hơi bị nặng tai, nên cán bộ trại giam ngồi đó nhắc tôi phải hỏito lên. Nhận ra tôi đang hỏi gì, bà chỉ lắc đầu và giãi bày “mỗi năm chúngnó chỉ xuống một lần và vài ba tháng lại gửi cho mẹ 1 triệu đồng mua thuốcchữa bệnh. Năm nay không hiểu sao yếu lắm, hết đau đầu đến nhức cổ, nhứcchân, đi lại nhiều cũng khó nhọc. Mới ở trại giam được gần 5 năm, còn những15 năm nữa cơ, không biết ngày được về quê có còn nhìn rõ con cháu nữa khôngđấy chứ…”. Tôi hiểu người già thường khi có người nói chuyện “không hỏi vẫnxưng”, chuyện nào cũng muốn kể cho người ta nghe cứ như thể chẳng ai hiểuđược mình, vì vậy bà Lan không giấu giếm tội mua bán ma tuý mà bà đang phảitrả giá.
Vẫn giọng lơ lớ Kinh pha Nùng, bà Lan kể: đầu tháng 3 năm 2006, hôm đó bà đichăn trâu trên rẫy Nặm Thúm, nhặt được một gói bột màu trắng đựng trong túinilon, giống như gói mì chính. Bà mang về nhà và cất thật kỹ vì cứ ngờ ngợkhông biết có phải mì chính hay bột thuốc gì. Hai ba hôm sau, bà sang tậnnhà anh Nông Đình Tiến, người trong bản, làm nghề xe ôm trên thị trấn TrùngKhánh để nhờ “có việc”. Là người thân tình, bà Lan đưa cho Tiến gói bột xemthứ đó là thứ gì, có sử dụng được không. Kiểm tra xong, Tiến bảo nghi đó làheroin nên đem một chút mẫu nhờ mấy thanh niên trên thị trấn kiểm tra giúp.
Mấy ngày sau, Nông Đình Tiếnbáo với bà Lan đó là heroin thật và bàn cách giới thiệu người đến mua. Tiếnthông báo với bạn mình là Hoàng Văn Thì, cũng làm nghề xe ôm ở khu vực đườngbiên, nếu gặp ai có nhu cầu thì giới thiệu đến chỗ bà Lan mua với giá rẻ.Không lâu sau Thì dẫn một người Trung Quốc đến nhà bà Lan mua ma tuý. Batháng sau, Thì lại đưa người Trung Quốc vào mua một lần nữa. Tháng 10-2006,vì bận việc, Tiến thay bạn đưa một người Trung Quốc vào nhà bà Lan mua matuý. Thông qua Tiến và Thì, bà Lan bán được 3 lần heroin, thu về gần 8.000nhân dân tệ. Khi bộ đội biên phòng Trùng Khánh bắt quả tang người Trung Quốcmang ma tuý, hắn bị dẫn về nhà bà Lan để xác minh.
Bộ đội biên phòng, công an huyện đến nhà, bà Lan liền đem gói ma tuý còn lạigiấu ở chuồng gà và số tiền 3 lần bán heroin ra nộp. Công an còn khám nhà bàthu thêm 84 triệu đồng tiền Việt Nam và một sổ tiết kiệm 100 triệu đồng đứngtên người khác, nhưng bà Lan một mực khai số tiền đó do chồng bà mất ở thịtrấn Trùng Khánh, bà phải bán gian nhà trên đó về xã Đức Hùng mua đất ở chorộng rãi. Không sử dụng hết tiền thì bà gửi tiết kiệm. Mới đây, bà rút rahơn 84 triệu để cho người con trai sắm xe ôtô tải làm ăn. Số tiền của riênggia đình bà không phải có từ nguồn bán ma tuý. Chỉ tại bà quá tham lam, biếtlà ma tuý lại không bỏ đi, còn bán lấy tiền để dành thì cũng là vi phạm phápluật thôi.
Tôi và hai cán bộ trại giam ngồi đó cũng bật cười vì bà cứ tồng tộc chuyệnbán ma tuý như bán củ khoai, củ sắn. Tôi hỏi thêm bà Lan, sao bà nhặt đượcma tuý không nói với các con mình mà lại nhờ người hàng xóm kiểm tra, bánhộ, khi phải vào trại giam ngồi tù, các con có còn trách cứ bà không?
“Đứa nào cũng nói mẹ nhiều lắm mặc dù trong lòng chúng nó thương đấy” - bàbảo vậy và kể rằng lúc đó không biết nói sao với các con. Chỉ tiếc cái tuổigià như bà lẽ ra phải được vui vầy cùng con cháu, thế mà lại làm những việcđể mang tai mang tiếng. “Nói vậy chứ ai nhặt được “của” lại bỏ đi, bà cũngnhư ai vậy thôi. Người dân tộc thật thà như bà cũng biết phải bán đi lấytiền tiêu chứ. Không may bị công an phát hiện thì phải chịu…” - bà Lan cònláy lại theo cái lý của người dân tộc làm tôi cảm thấy tội nghiệp cho bà. Bàlại bảo, vào tù khổ nhất là nhớ con, nhớ cháu, khi ốm đau chỉ có các cán bộvà bạn tù thăm hỏi, đêm ngủ thấy tủi thân. Sợ nhất mình có mệnh hệ gì chẳngcó con, có cháu bên cạnh. Ban ngày, nhờ cán bộ ngày nào cũng hỏi thăm xemhôm nay sức khoẻ thế nào, có ăn được hết cơm không…, thế là bà cũng thấy yêntâm một phần…
2. Cùng ngồi đây còn có cả “cụ” Ngô Thị Khánh, xêm xêm tuổi “cụ” Lan, cũngphạm tội mua bán ma tuý và vận vào mình 16 năm tù. Có điều bà Khánh hơn bàLan là án ngắn hơn và đã ở tù được 9 năm. Ngày về đang đến rất gần, nhưng bàKhánh vẫn thấy dài lắm. Thấy tôi nói chuyện với bà Lan khá lâu, thỉnh thoảngbà Khánh lại nhấm nhẳng: “Cán bộ hỏi gì thì nói cái đó, tai điếc lại nóinhiều… nói nhanh lên để đến lượt tôi”. Vậy nên tôi chuyển sang hỏi chuyện bàKhánh. Hai bà nhìn nhau vẻ giận dỗi làm tôi vừa buồn cười, vừa thương xót.
Nhanh nhẩu hơn, bà Khánh tâm sự rằng, quê bà gốc ở tỉnh Bắc Ninh nhưng theobố mẹ lên Lạng Sơn từ lúc 3 tuổi. Lớn lên, bà đi lấy chồng ở Yên Phúc, VănQuan và sinh được 8 người con (4 trai, 4 gái). Các con của bà đều đã có giađình riêng. Năm 2000 chồng bà mất, bà vẫn ở với vợ chồng người con trưởng.Từ ấy bà không phải đi làm ruộng nữa, ngày ngày chỉ chơi với các bạn già xómláng và trông nom các cháu nội. Thế mà năm 2001, bà Lưu Thị Thạch - ngườiquen cùng xã Yên Phúc - nhờ bà hỏi giùm con mấy người bạn già trong xã hayđi ra ngoài thị xã Lạng Sơn có mua được ma tuý để bà Thạch bán lẻ cho mấyđứa thu gom sắt vụn, kiếm ít tiền tiêu.
Bà Khánh xăm xắn gặp Nguyễn Văn Hồng là người giao lưu rộng, hỏi xem có giúpđược không. Hồng đã nhận lời ngay và chỉ vài ngày sau, bà Khánh báo tin ấycho bà Thạch, dẫn bà Thạch đưa cho Hồng 8.800 nhân dân tệ, nhờ lấy 10 chỉ matuý. Nhận được tiền, Hồng lấy cho bà Khánh đủ số ma tuý và giao cho bàThạch. Cầm được số ma túy, bà Thạch hứa khi bán hết hàng sẽ chia tiền lờicho bà Khánh. Không ngờ bà Thạch bị bắt quả tang khi giao dịch với Hồng mộtlần nữa làm bà Khánh bị “vạ lây”.
Hôm công an tống đạt lệnh bắt tạm giam, bà Khánh lúc đó mới ngớ ra mình đãvi phạm pháp luật. Bị 16 năm tù đối với bà Khánh là ngắn nhất trong vụ muabán ma tuý này. Bà Khánh bảo “Tiếc cho cuộc đời tôi là con cái đã trưởngthành, yên bề rồi thì lại phải vào chốn lao tù. Thiên hạ người ta buôn bánlớn chẳng sao, đằng này chỉ một lần giới thiệu, mà chưa được một đồng xu nàotiền hoa hồng vẫn phải đeo đẳng án tù. Thật xấu hổ và ân hận với các con,các cháu, chúng nó có để mẹ thiếu thốn gì đâu…”.
Có lẽ lời tâm sự của bà Khánh sâu sắc hơn, tôi mủi lòng thay cho bà. Tôigắng gượng hỏi thêm? Bà Khánh chỉ nói, ở tuổi như các bà và sống trong trạigiam không thể nói là khoẻ, thoải mái như ở nhà được. Vì già nên được ưutiên không phải lao động, nhưng mình là nông dân quen vận động chân tay, kểcả việc vặt, còn làm được gì thì phải làm. Ngồi không thì buồn lắm, dễ sinhra bệnh nhớ con, nhớ cháu còn khổ tâm hơn nhiều. Thế nên các bà vẫn xin cánbộ trại những ngày khoẻ được tham gia cuộn chỉ may hoặc quét dọn sân khu nhàgiam cho đỡ buồn chân, buồn tay, cốt để nhanh qua ngày, hết tháng. Còn vàicái tết nữa thôi, ngày hết án đang đến gần làm bà Khánh mong mỏi giữ sứckhoẻ chờ ngày mãn hạn về với gia đình. Sức già có hạn nên nỗi khát khao ấythấp thỏm làm sao. Nhiều đêm bà chẳng chợp mắt được.
Theo Việt Hà
An ninh Hải Phòng
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự6 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự6 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự6 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.