Mịt mờ trường lớp

Học sinh bỏ học luôn là bài toán đau đầu của ngành giáo dục ĐBSCL hằng năm, nhất là sau Tết

Học sinh bỏ học luôn làbài toán đau đầu của ngành giáo dục ĐBSCL hằng năm, nhất là sau Tết

>>

Trên các cánhđồng lúa đang thu hoạch ở An Giang những ngày này, chúng tôi bắt gặp nhiềuem vì nhà nghèo phải bỏ học phụ giúp cha mẹ.

Vất vả mưusinh

Đó là thực trạngdiễn ra nhiều năm nay ở những vùng nông thôn của tỉnh An Giang. An Giang làmột trong những tỉnh ở  khu vực ĐBSCL có tỉ lệ học sinh (HS) bỏ học cao.Trong 3.285 HS bỏ học hiện nay, số tham gia lao động sớm vì hoàn cảnh giađình nghèo lên đến hơn 1.120 em.

Giữa trưa nắnggắt, em Nguyễn Văn An, nhà ở xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang,ngồi bệt bên vệ đường nuốt vội ổ bánh mì khô cứng. Tay chân lấm lem bùn đất,quần áo bám đầy tro bụi, mồ hôi nhễ nhại, cậu bé hổn hển, nói: “Cha mẹ bỏcon từ khi mới lọt lòng nên sống nhờ ông bà ngoại. Hiện con đang học lớp 6nhưng phải tranh thủ buổi sáng đi cõng, kéo gạch kiếm tiền, chiều đi học.Nhiều bữa mệt quá về tới nhà ăn cơm không nổi, cũng không tới lớp được”. Tạicơ sở sản xuất gạch ngói này, chúng tôi còn gặp nhiều bé gái khác khoảng12-13 tuổi nhưng đã phải lao động vất vả để mưu sinh. Các em cho biết dokhông có tiền nên phải nghỉ học để đi cõng gạch.

 Nguyễn Văn Tiến, 14 tuổi, nhà ở xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Gianghiện là HS lớp 8,  cho biết năm nào cũng vậy, cứ tới mùa thu hoạch lúa làtheo cha mẹ sang cánh đồng Nhơn Hưng ở huyện Tịnh Biên (An Giang) cắt lúamướn. Còn tại cánh đồng lúa Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, côbé Thu Vân, 12 tuổi, đang gom lúa do cha mẹ vừa cắt, nghe hỏi đến chuyệnhọc, mặt mày bỗng buồn xo. Mới học tới lớp 7 nhưng Vân đã 5 năm theo cha mẹđi cắt lúa mướn ở những cánh đồng xa.

Bỏ học theomùa

Sau khi rà soátsố HS được xét tuyển vào lớp 10 đến đăng ký tại trường năm học 2009 – 2010,Ban Giám hiệu Trường THPT Trần Văn Bảy (Bạc Liêu) phát hiện có đến 32 HStrong tổng số 331 em được xét tuyển vào khối 10 nhưng lại không đến lớp.Chưa có năm nào tỉ lệ HS bỏ học ngay từ đầu năm học lại cao đến vậy.

Ông Trần Đình Thịnh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết thông thường trướcđây, các em bỏ học chủ yếu là do học quá yếu, chán nản rồi nghỉ ngang. Tuynhiên, năm nay, tỉ lệ HS bỏ học phần lớn do nguyên nhân nhà xa trường vàkinh tế khó khăn. Trong 32 em bỏ học, có tới 30 em nhà xa trường từ 8 đến 15km. Ông Thịnh nói bằng giọng buồn: “Chúng tôi đã xuống tận nhà để vận độngcác em đi học lại nhưng các phụ huynh đều... lắc đầu”.
Thời điểm này, cũng đang vào “mùa” bỏ học của HS vùng nông thôn khi nông dânthu hoạch vụ lúa đông xuân. Em Trần Văn Hùng, HS lớp 9 Trường THCS Vĩnh MỹB, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), nói như khóc: “Do hoàn cảnh gia đình em khókhăn, cha chết, chỉ còn hai mẹ con nên mỗi khi đến mùa lúa là em đi theo mẹđể ôm lúa mướn. Hôm rồi mẹ bệnh, chắc đợt này em nghỉ học luôn quá”.

Theo thống kêcủa Sở GD-ĐT Bạc Liêu, năm học 2009-2010, số HS bỏ học dưới 4%. Đây là sốliệu thống kê toàn tỉnh, trên thực tế ở một số nơi số HS nghỉ học còn lớnhơn tỉ lệ được báo cáo rất nhiều, đặc biệt là các trường ở vùng sâu.

Đi lại khókhăn

Do đặc thù làvùng lắm sông, nhiều rạch nên việc học tập của HS Cà Mau thường gặp không ítkhó khăn. Trong những năm qua, tỉ lệ HS bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, khôngđủ tiền để đi đò đến lớp chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng số các trườnghợp bỏ học được thống kê. Tính đến hết học kỳ 1 năm học 2009-2010, số HS ởtỉnh Cà Mau giảm hơn 2.000 em, trong đó, đa số là bỏ học.
 
Hiện tại, số HS bỏ học ở cấp THCS tuy có giảm nhưng vẫn chiếm hơn 50%(1.159/2.028) số HS bỏ học. Sở GD-ĐT Cà Mau thừa nhận, nguyên nhân HS bỏ họcphần nhiều là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để tiếp tụcđến trường (chiếm tỉ lệ khoảng 1/3 trong tổng số HS bỏ học).

Gia đình chịNguyễn Thị Lan (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi), có hoàn cảnh khó khăn, ítđất sản xuất nên từ khi chồng chị qua đời, hai đứa con lớn mới học xong lớp5 phải lần lượt nghỉ học. Hai đứa con nhỏ đang học lớp 3 và lớp 4, buổi sángđi học, buổi chiều đi mò cua bắt ốc cũng đang có nguy cơ phải bỏ học dotrường ở xa.
Ông Cao Minh Hồng, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Cà Mau,  cho biết thêm học lựcyếu kém, trường ở xa, điều kiện đi lại khó khăn, nghỉ học để lao động phụgiúp gia đình... cũng là những nguyên nhân chủ yếu khiến HS ở đây bỏ học.

Mê chơi

Ngoài nguyên nhân do đời sống gia đình khó khăn không có điều kiện đến trường, nhiều HS còn vì ham mê chơi bời, nghiện game online... dẫn đến học lực sa sút, sinh ra chán nản rồi  bỏ học giữa chừng. Các trường hợp này thường thì gia đình không hay biết, chỉ đến khi nhà trường đến tận nhà thông báo hoặc vận động các em trở lại trường thì phụ huynh mới... “tá hỏa”!
 

Trường hợp em N.T.T, HS lớp 10 Trường THPT Bạc Liêu, là một ví dụ điển hình. Ngày nào, T. cũng tỏ ra ngoan ngoãn, đến giờ lại cắp sách, xin tiền gia đình đi học, hết buổi thì về nhà. Dần dà, T. bày chuyện xin tiền đi học phụ đạo buổi chiều và cả buổi tối. Sau Tết Nguyên đán vừa rồi, gia đình mới hốt hoảng khi cô giáo chủ nhiệm tìm đến nhà để... vận động T. đi học vì em đã bỏ học hơn một tháng !

Theo Mịt mờ trường lớp



Người phụ nữ bị nam thanh niên đâm gục trên đường
Khi đang chạy xe máy trên đường, người phụ nữ bị nam thanh niên chặn lại rồi dùng vật nhọn đâm liên tiếp vào người. Nạn nhân gục tại chỗ, dù được đưa đi cấp cứu song không qua khỏi.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.