Mời người phiên dịch, khó đủ đường

Tìm được người biết ngôn ngữ của bị cáo người nước ngoài đã khó rồi, việc mời họ làm phiên dịch còn khó hơn nữa.

Tìm được người biết ngônngữ của bị cáo người nước ngoài đã khó rồi, việc mời họ làm phiên dịch cònkhó hơn nữa.

Chưa nói đến chất lượngphiên dịch, ngay cả chuyện mời được phiên dịch viên chuyên ngành pháplý, nhất là các ngoại ngữ ít phổ biến cũng đang là vấn đề đau đầu đốivới các cơ quan tố tụng. Vì tình thế, khi xét xử, nhiều tòa đã phải nhắmmắt cho qua, không thể tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định tố tụng…

Hiện nay, khi cần mởphiên xử bị cáo người nước ngoài, tòa phải gửi công văn cho Sở Ngoại vụđể nhờ cử người phiên dịch.

Cái khó bó cái khôn

Không phải lúc nào SởNgoại vụ cũng đáp ứng yêu cầu vì Sở không có chức năng đào tạo, cung cấpphiên dịch viên cho tòa. Vì thế, các thẩm phán, thư ký tòa thường phảitự liên hệ để tìm phiên dịch viên tại các hội dịch thuật.

Mời người phiên dịch, khó đủ đường
 

Tìm được người biết ngônngữ của bị cáo người nước ngoài đã khó rồi thì việc mời họ làm phiêndịch còn khó hơn nữa, bởi nhiều lý do: Thứ nhất, nhiều người có tâm lýngại mất thời gian, ngại rắc rối nên không muốn tham gia tố tụng. Thứhai, chi phí mà cơ quan tố tụng trả cho người phiên dịch theo quy địnhlà quá thấp.

Nhiều thẩm phán TANDTP.HCM cho biết theo quy định, thù lao cho phiên dịch viên tham gia cácvụ án chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng/vụ hay 150.000 đồng/ngày. Với cáigiá này, không người phiên dịch nào nhận lời giúp tòa bởi chỉ một buổilàm việc ở ngoài, họ cũng có thể kiếm được nhiều hơn.

Có là mừng, chất lượngbàn sau

Trong một phiên xử hai bịcáo người Cameroon phạm tội lừa đảo tại TAND TP.HCM, ngay trong phần thủtục bắt đầu phiên tòa đã không suôn sẻ vì chuyện phiên dịch. Chỉ với vàicâu hỏi rất đơn giản về hoàn cảnh, lý lịch nhưng các bị cáo đã liên tụcyêu cầu người phiên dịch nói chậm lại hay nói rõ hơn. Cứ thế, phần kiểmtra lý lịch, giải thích quyền, nghĩa vụ cho các bị cáo kéo dài hơn 1tiếng đồng hồ.

Ở nhiều phiên tòa hình sựkhác, bị cáo, người bị hại người nước ngoài và phiên dịch viên phải…dùng tay để diễn đạt ý tứ. Không ít trường hợp bị cáo, người tham giaphiên tòa phản ứng vì phiên dịch viên dịch sai hay dịch không đủ nghĩa.Thậm chí có vụ người tham gia phiên tòa phải hỗ trợ cho phiên dịch viênhoàn thành nhiệm vụ.

Thẩm phán Vũ Phi Long,Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM, nhìn nhận chất lượng phiên dịch đanglà điều cần bàn. Chất lượng phiên dịch không đảm bảo đã ảnh hưởng đếnchất lượng phiên xử. Đó là chưa nói đến vấn đề chất lượng phiên dịch vềmặt pháp lý. Nhiều phiên dịch viên không am hiểu thuật ngữ pháp lý cũnglà một trở ngại lớn cho công tác xét xử của tòa.

“Nhắm mắt” vì tình thế

Kiểm sát viên cao cấpNguyễn Thanh Sơn, Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao, nhận xét khi xét xử bịcáo người nước ngoài hiện nay, để rút ngắn thời gian, các tòa thường tómtắt và thẩm vấn không sâu.

Chuyện này được một thẩmphán Tòa Hình sự TAND TP.HCM chia sẻ. Theo ông, việc xét xử đối với bịcáo người nước ngoài cần được chú trọng và dành thời gian thỏa đáng choviệc xét hỏi để người phiên dịch thực hiện trách nhiệm của mình. Nhưngthực tế không ít trường hợp tòa yêu cầu người phiên dịch chỉ dịch tómgọn, không dịch hết tất cả câu hỏi, câu trả lời, các ý kiến tranh luậnvà đối đáp.

Chẳng hạn mới đây, trongphiên phúc thẩm vụ hai bị cáo người Philippines vận chuyển ma túy, tòachỉ yêu cầu người phiên dịch tóm tắt ngắn gọn lời luận tội của công tốviên và lời bào chữa của luật sư. Khi tuyên án, người phiên dịch cũngchỉ tóm tắt kết quả vụ án.

Đối chiếu với quy địnhthì việc “tóm tắt” như trên là sai, bởi theo Điều 226 Bộ luật Tố tụnghình sự, khi tuyên án xong bằng tiếng Việt, nếu bị cáo không biết tiếngViệt, người phiên dịch phải đọc toàn bộ bản án sang thứ tiếng họ biết.Thế nhưng thực tế rất khó thực hiện bởi làm sao người phiên dịch có thểdịch ngay và chính xác cả một bản án vừa tuyên, chưa kể thực tiễn xét xửở Việt Nam, các bản án khi tuyên thì đều chưa hoàn thiện.

Thù lao cho phiên dịch đã quá lạc hậu

TAND TP.HCM vừa có kiến nghị với TAND Tối cao cần có quy định thù lao phù hợp thực tiễn về chi phí cho dịch thuật các văn bản tố tụng trước và sau phiên tòa, chi phí phiên dịch trong các vụ án có người nước ngoài tham gia… Bởi lẽ chi phí phiên dịch một ngày tại tòa theo quy định chỉ là 150.000 đồng nhưng để mời được người phiên dịch, tòa thường phải ký hợp đồng với trung tâm dịch thuật với giá khoảng 100 USD/buổi (gấp khoảng 12 lần).

Một thư ký tòa tâm sự: Tùy sự thân quen với người phiên dịch mà thư ký phải năn nỉ, trả giá “bớt chút đỉnh”. Nhưng mức 100 USD đó chỉ là đối với những ngoại ngữ thông dụng như Anh, Pháp, Hoa. Chi phí này sẽ còn cao hơn nếu gặp thứ tiếng ít người biết, thậm chí có khi còn không tìm ra người phiên dịch để mà mời.

* Tháng 9-2010, TAND TP.HCM xử sơ thẩm bị cáo Gurung Nirmala về tội lưu hành các giấy tờ có giá giả. Suốt phiên tòa, Gurung Nirmala tỏ ra không hiểu tiếng Việt, chỉ sử dụng toàn tiếng Anh. Từng câu tòa hỏi đều phải có phiên dịch viên dịch lại cho bị cáo và ngược lại.

Vậy mà đến cuối phiên xử, khi chủ tọa cho nói lời sau cùng, người phiên dịch chưa kịp thông dịch, Gurung Nirmala đã khiến cho tòa và người dự khán choáng khi cất lời bằng tiếng Việt rất chuẩn: “Xin tòa cho bị cáo được hưởng án nhẹ. Bị cáo còn mẹ già và hai con nhỏ”...

- Tháng 12-2009, TAND tỉnh Quảng Ninh đưa năm bị cáo quốc tịch Trung Quốc ra xét xử về tội vận chuyển trái phép chất ma túy và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Ngay ở phần thủ tục, tòa đã phải mất đến nửa ngày để thống nhất việc phiên dịch giữa người phiên dịch và luật sư cùng các bên liên quan. Bởi lẽ trong năm bị cáo thì có một người sử dụng tiếng Quảng Đông nên quá trình kiểm tra căn cước gây mất rất nhiều thời gian.

Để đảm bảo tính trung thực trong khi chuyển tải ngôn ngữ, các phiên dịch viên đã phải cam đoan trước tòa là sẽ dịch một cách trung thực đúng nội dung câu hỏi, đúng nội dung trả lời của các bên. Dù vậy, trong bốn ngày diễn ra phiên xử, rất nhiều lần bị cáo và người phiên dịch phải vừa nói vừa trao đổi với nhau bằng cử chỉ, khó khăn lắm mới diễn tả được hết nội dung câu hỏi và câu trả lời trước tòa.

Theo Hoàng Yến
Pháp luật TP.HCM



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.