Mưu sinh vỉa hè: Tự phú, tự hóa

Mưu sinh ở vỉa hè hồn nhiên như sống thì phải làm và làm mới có ăn vậy. Hồn nhiên đến mức không biết đòi hỏi, dù nghèo và vẫn phong thanh người nghèo được trợ giúp này nọ thì họ cũng không mất công hỏi xem họ có phần hay không, phần ấy do ai quản lý.

Mưu sinh ở vỉa hè hồn nhiênnhư sống thì phải làm và làm mới có ăn vậy. Hồn nhiên đến mức không biết đòihỏi, dù nghèo và vẫn phong thanh người nghèo được trợ giúp này nọ thì họ cũngkhông mất công hỏi xem họ có phần hay không, phần ấy do ai quản lý.

>>

Họ vất vưởng làm ăn, vất vưởngchia sẻ với người vất vưởng kế bên trên vỉa hè. Kinh tế vỉa hè không đặt mụctiêu cao xa ở tương lai để hươu vượn, không có quá khứ vẻ vang để chộn rộn tựhào, không vênh mặt lên hay cúi mặt xuống, mà nhẫn nại trong nắng mưa và chịuđựng.

Quanh năm không nghỉ

Tôi đang đi đến khúc giữa củađoạn vỉa hè, nơi có hai điểm kinh doanh bề thế nhất, bán suốt ngày đêm, bảnghiệu dựng phía trước là “bún măng, riêu; cháo gà, vịt; nhậu bình dân”.

Mỗi điểm có cái tủ nhỏ đựng thựcphẩm, rau, gia vị; cụm bếp lò; cái bàn đựng tô, bát, dao thớt; mấy xô nước vànhững bộ bàn ghế cóc bằng nhựa.

Từ đầu này đoạn vỉa hè đi tới,gặp điểm kinh doanh ăn uống của chị Ngô Thị Hạnh trước. Chị Hạnh dáng người caoráo, rắn rỏi vẻ thô cứng.

Mưu sinh vỉa hè: Tự phú, tự hóa
Bên trong điểm bán ăn uống ở vỉa hè. 

Hỏi chuyện, chị cho biết quêở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, lên đây đã nhiều năm ởtrọ và bán quán tại đây từ ngày mới mở con đường gần chục năm trước. Chị chobiết, quán có ba chị em thay nhau trông coi.

Điểm ăn uống kế tiếp của chị Mai,có một mình. Điểm bán của chị Mai bày năm bộ bàn ghế cóc nhưng chị Mai bảo cósáu bộ và ban đêm mới bày ra hết khi quầy bán bánh mì và bánh quẩy bên cạnhnghỉ.

“Ở đây, ban đêm bán được hơn banngày”, chị Mai nói “người xuống xe ở bến xe đến ăn, và đông hơn là thanh niêntrai gái đi chơi đêm”.

Chị Mai năm nay 41 tuổi, quê ở xãTrung An, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, cách dăm chục cây số. Chị xuống CầnThơ từ năm 2001, bán căng tin trong cơ quan nhà nước đến khi có chủ trương cấmmở căng tin như thế, thì thuê điểm bán cà phê và hơn nửa năm nay thuê lại điểmbán ăn uống ở vỉa hè này.

“Vỉa hè công cộng mà phải thuê ư,thuê với ai?”, tôi ngạc nhiên. Chị Mai nhẹ nhàng ngồi xuống cái ghế cóc ở bànbên kia, trả lời, vì người ta đến trước mở điểm bán rồi, chị đến sau phải thuêlại. Thuê như thế nào? Thuê bằng cách mỗi ngày trả góp 30.000 đồng.

Tôi nói, ở vỉa hè thông thốc,ngày mưa gió rất khó bán hàng ăn uống, lấy tiền đâu trả góp? Chị Mai cười buồn:“Mưa gió thì khổ lắm, nấu nướng khó, khách không biết ngồi vào đâu. Nhưng làm ănmà, phải chịu thôi”.

Chị tâm sự: Sáng bán đến trưa, vềnhà trọ nghỉ ngơi chút, khoảng 3 giờ chiều ra bán tiếp đến suốt đêm. Nửa đêm vềsáng, khi vắng khách, mệt mỏi quá ngả chiếc ghế bố ra nằm thiếp chốc lát, cókhách người ta gọi dậy mơ mơ màng màng bán tiếp.

“Ai gọi dậy?”, tôi tò mò. “Kháchgọi”, chị trả lời. Tôi mỉm cười, nếu khách không gọi mà cứ lấy ăn không trả tiềnthì sao? Chị Mai thoáng ngơ ngác rồi cũng cười theo, chưa thấy ai lấy gì cả,người đến đây cũng tốt.

Một người quen của tôi có nhà gầnvỉa hè, phía sau khu đất trống, nói với tôi một câu tựa như hôm trước chị Tâmmáy may nói: “Các bà ở vỉa hè thiếu nợ cơm bữa, nợ bao vây. Cứ cuối chiều làthấy bốn năm người đến đòi nợ”.

Tết nhất, chị Mai bảo có được vềnhà ngày mồng một, còn lại không nghỉ ngày nào, loay hoay xoay xở hoài. Tôi để ýthấy, dịp tết đứa con gái của chị nghỉ học có xuống thăm chị ở vỉa hè. Vì chịluôn tay luôn chân với quán xá, khách khứa nên thấy nó nhấp nhổm, bơ vơ. Ngàytết ở vỉa hè không có gì khác so với ngày thường.

Ở vỉa hè, bán ban đêm đông kháchhơn và lúc đó vỉa hè lại như một thế giới khác. Phố xá náu lặng, xe cộ thỉnhthoảng mới có chiếc chạy qua, đèn điện bên đường tỏa thứ ánh sáng vàng nhợtnhạt, run rẩy, sương rơi và gió lạnh.

Tự phú, tự hóa

Ở giữa điểm bán của chị Mai vàchị Hạnh có điểm bán nước mía, dừa tươi của vợ chồng anh Lê Hữu Toàn. Khách đứngbên lề đường uống luôn thì thôi, nếu cần ngồi có sẵn ghế bàn của chị Mai, chịHạnh.

Cuộc sống phức tạp, rối ren màcũng giản đơn, dễ hiểu, có cầu thì có cung từ thuở sơ khai xã hội loài người đãvậy. Lão Tử từng nói: “Vô sự dân tự phú”, nôm na nghĩa là, không cần can thiệpbằng quyền lực, cuộc sống dân chúng tự tìm cách thoát đói nghèo.

Hiểu ra, đôi lúc đôi nơi nhândanh này nọ tìm cách can thiệp thô bạo vào cuộc sống dân chúng, đều cho kết quảxấu, như dòng nước chảy tự nhiên bị ngăn, bị nắn thế nào cũng sinh ra xáo trộn,tàn phá, không sớm thì muộn, không ở thượng lưu thì hạ lưu.

Vợ chồng anh bán nước mía, dừatươi Lê Hữu Toàn là nhà dịch vụ cung cấp điện nước cho vỉa hè này. Vợ chồng anhthuê nhà trọ gần vỉa hè, bắt vòi nước và kéo điện bán cho những người kinh doanhtrên vỉa hè có nhu cầu.

Việc bắt vòi nước và kéo điệnphải xin phép chủ nhà trọ, trả cho chủ nhà trọ mỗi tháng 50.000 đồng. Sau đó,anh Toàn bán lại cho chị Mai, chị Hạnh, nước và điện mỗi người một ngày đêm20.000 đồng; nước phải xách từ vòi, còn điện được kéo dây ra tận quán.

Mưu sinh vỉa hè: Tự phú, tự hóa
Anh Lê Hoàng bán bánh mì.

Những người khác, chỉ xàinước rửa ráy mặt mũi tay chân, mỗi ngày dăm ba nghìn đồng. Tôi hỏi, lời baonhiêu? Anh Toàn trả lời, tháng vài trăm nghìn đồng. Cái từ “vài trăm” ở vỉahè có độ co giãn lớn, từ hai ba trăm đến dăm sáu trăm..

Chỉ biết anh Toàn là người có họchành, hiểu biết, anh của 5 đứa em trong một gia đình nông dân ở xã Thạnh Xuân,huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Năm nay 42 tuổi, ra Cần Thơ ở trọlàm công nhân nhà máy giày hơn 10 năm trước, nhà máy phá sản, về quê nuôi ba ba.Gặp lúc ba ba giống giá cao mà khi bán thịt lại giá thấp, mở ra làm ăn quá lớn,nuôi đến 10.000 con, kết quả lỗ nặng.

Anh kể, vài người bà con của anhnuôi chỉ mấy nghìn con, gượng được qua khó khăn, nay đã thành tỷ phú, còn anhđem vợ con trở lại Cần Thơ ở trọ bán nước mía, qua vài nơi và đến vỉa hè này từnăm 2005.

Cuộc sống gia đình anh mấy nămnay có đỡ, nhất là sức khỏe cải thiện thấy rõ. Vợ chồng anh có cô con gái 19tuổi, nghỉ lớp 11 và nay đang học việc. Ở đâu cũng thế, có học vẫn hơn, biếttính toán thì dẫu vất vả cũng dễ thở, có cơ khá giả.

Đến đây, tôi không thể không kểchuyện bán bánh mì ở vỉa hè. Một hôm, tôi chở con đi học, cháu xin ổ bánh mì ănsáng và đòi đến xe bán bánh mì Lê Hoàng.

Xe bán bánh mì Lê Hoàng không nằmtrên đoạn vỉa hè tôi đang đề cập, cũng ở vỉa hè nhưng đi một khúc nữa. Tôi thấynếu viết về mưu sinh vỉa hè mà thiếu chiếc xe bánh mì Lê Hoàng thì chưa đầy đủ,thậm chí là thiếu sót. Tôi có đôi lời về xe bánh mì này.

Mua được ổ bánh mì ở xe Lê Hoàng,con tôi háo hức mở giấy gói bên ngoài, mặt xị xuống. Tôi hỏi con vì sao có vẻbuồn. Con tôi trả lời, vì rưới ít nước tương.

Bánh mì Lê Hoàng đông khách hóara nhờ loại nước tương đặc biệt do anh tự nấu. Xe bánh mì Lê Hoàng, có thời kỳmột ngày bán được gần 1.000 ổ, mỗi ổ lời 1.000 đồng.

Tôi đem chuyện của con gái tôi kểvới Lê Hoàng, anh cười hiền lành, vậy mà cháu không bảo để rưới thêm nước tương.Việc nấu nước tương do anh nghĩ ra hay học từ đâu?

Lê Hoàng kể, anh học từ một ngườithầy dạy văn hóa thuở nhỏ ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, một người Hoa nayđã già, ông và các con ông đều không bán bánh mì.

Bí quyết ở chỗ chọn nước tương,nấu lên cùng với đường, muối, bột ngọt, thành sền sệt, sao cho thơm ngon vừakhẩu vị nhiều người. Nói thật đơn giản, nhưng như mọi bí quyết trên đời, làmkhông mấy ai thành công. Lê Hoàng cho biết, vợ anh nấu nước tương chỉ đạt đượcbảy phần thơm ngon so với mười phần của anh.

Thấy Lê Hoàng bán được bánh mì,nhiều người làm theo và vỉa hè đoạn phố ấy bây giờ có rất nhiều xe bán bánh mì.Lê Hoàng giảm lượng bánh mì bán mỗi ngày xuống còn khoảng 300 ổ, mở thêm xenướng thịt.

Đây cũng là sáng chế của anh, hồinào học được nghề nướng thịt trong lu, anh chế ra xe nướng sạch sẽ, rộng rãihơn, nướng than đước nhưng quay trở bằng mô tơ điện.

Một ngày bán 30 kg thịt gà vàthịt đầu heo, 20 kg ruột heo. Lê Hoàng cười, nói nhẹ tâng: “Đồng vốn bỏ ra khôngnhiều mà chịu làm thì mỗi tháng kiếm lời mười mấy hai chục triệu đồng”.

Vợ chồng Lê Hoàng kiên trì gắn bóvới nghề bán bánh mì và thịt nướng ở vỉa hè. Tiền kiếm được nhiều, nhưng nhiềunăm nay gia đình anh vẫn ở trọ. Vì sao vậy?

Bình thường, Lê Hoàng rất hiềnlành, nói năng nhỏ nhẹ, cử chỉ dịu dàng. Vậy mà, khi rượu ngà ngà, anh trở thànhcon người khác hẳn.

Cái tủ bán bánh mì giá hơn chụctriệu đồng, anh thẳng cánh nện tảng đá bể tan kính, móp hết khung nhôm, không hềdo dự. Vợ anh hốt hoảng muốn ngăn cản, anh đánh luôn.

Liên tục như vậy. Lúc không córượu, tôi nói, một tháng cặm cụi làm ăn chỉ một trận vung tay vung chân là hết.Anh cười hiền lành, vẻ ân hận.

Nhậu vui bạn, đôi khi anh còn sẵnsàng cá độ nọ kia, bỏ tiền triệu nhẹ tâng như đôi tay điêu luyện bí quyết nghềcủa anh làm ra tiền triệu dễ dàng.

Vui xuân, tôi chúc Lê Hoàng nămmới uống rượu xong bớt nóng nảy. Chủ nhà trọ của Lê Hoàng nói thêm, dịp Tết đãthấy Lê Hoàng bớt quậy quạng, hy vọng giữ được cả năm để giàu có.

Lại nhớ câu của Lão Tử: “Vô vidân tự hóa”, nôm na nghĩa là cứ để tự nhiên, người dân sẽ tự điều chỉnh, bớtnhững điều chưa hay, chưa tốt. Thêm niềm hy vọng đầu năm với ông chủ nhà trọ củaanh Lê Hoàng.

Theo Sáu Nghệ
Mưu sinh vỉa hè: Tự phú, tự hóa



Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.