Ngày Nhà giáo nói chuyện "phong bì"

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng: "Theo tôi chuyện tặng “phong bì” rất không nên và là hành vi không đẹp chút nào. Không thể coi đó là tình cảm mà ngược lại đó là biểu hiện sự thiếu tôn trọng với người làm đạo trồng người

Nhân ngàynhà giáo Việt Nam 20/11, phóng viên đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Đào TrọngThi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồngQuốc hội về văn hóa tặng quà và nhận quà ngày 20/11.

"Vài ba trăm nghìn đồng có thể chấp nhậnđược"

Là một người làmtrong lĩnh vực giáo dục lâu năm, ông có nhận xét gì về việc tặng quà các thầy côgiáo nhân ngày 20/11?

Việc chúc mừng kèm quà là tự nhiên nhưng tôi nghĩ giá trị của món quà phải nằmtrong giới hạn, thể hiện được tình cảm của người tặng với người nhận.

Theo tôi quan sát thì ngày 20/11 các em chúc mừng thầy cô thường có hoa và thêmmột túi quà. Thông thường thì quà là hộp bánh kẹo, người sang hơn thì tặng rượuTây đắt tiền và thêm cái “phong bì”.

Theo ông, việc tặng thêm “phong bì” có phải là “hối lộ” các thầy cô không?

Ngày Nhà giáo nói chuyện "phong bì"
GS-TSKH Đào Trọng Thi. Ảnh: N.Y

Nếu "phong bì" ở mứcđộ nhất định vài ba trăm nghìn đồng thì có thể chấp nhận được. Với giá trị nhưvậy không đủ thực hiện hành vi tiêu cực.

Nhưng theo tôi, tặng quà bằng vật dụng thì văn minh hơn.  Tuy nhiên, việc tặngvật dụng cũng rất khó vì nếu nó không phù hợp với nhu cầu người nhận thì khônghiệu quả, rất lãng phí.

Tặng quà là cả một sự đầu tư. Người mua quà phải rất mất thời gian tìm hiểu sởthích, nhu cầu của đối tượng tặng quà, chọn được quà hợp với người tặng rồi thìlại phải cân nhắc xem mình có đủ tiền để mua không.

Vì vậy, ít người hiện nay đi đầu tư lựa chọn một món quà. Chúng ta tặng quà làtheo phong trào. Nhìn người ta mua gì thì mình mua nấy. Bởi vậy, món quà mangtính phổ biến, giống nhau như đúc, vô hình chung đã làm giảm giá trị việc tặngquà.

“Phong bì”càng dầy thì các thầy càng yêu quý?

Trong dư luận hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng“phong bì” càng dầy thì các thầy càng yêu quý con em mình, vậy phải chăng việctặng “phong bì” và "theo phong trào" xuất phát từ chính các thầy cô giáo?

Các thầy cô giáo phần lớn không để ý em nào tặng nhiều, em nào tặng ít.Hơn nữa, các món quà quá giống nhau như thế nên cũng khó đọng lại trong trí nhớcủa các thầy cô giáo.

Tuy nhiên cũng phải nói thật là có một bộ phận các thầy cô giáo quá đặt caochuyện đó.

Còn phụ huynh học sinh cũng có đi “phong bì” nhưng cũng không có nhiều, chủ yếulà đóng góp cho ban phụ huynh thay mặt đến tặng các thầy cô.

Tôi cho rằng nếu tặng quà vào các dịp như 20/11, 20/10, 8/3 thì không phải mangý nghĩa là để thiên vị, bênh vực hay “hối lộ”. Chỉ có dịp chuẩn bị thi, học phụđạo về nội dung ôn thi thì rất dễ tác động đến ý thức của các thầy cô, người nàokhông có bản lĩnh sẽ dễ làm việc không công tâm.

Như ông nói, số phụ huynh đi “phong bì” không phải là nhiều, nhưng thực tế nó đãtrở thành một dư luận xã hội?

Với những gia đình khá giả thì số tiền tặng thầy cô không phải là vấn đề,nhưng với những gia đình khó khăn thì đó lại là vấn đề lớn. Và có thể như vậymới hình thành dư luận về chuyện đi “phong bì”.

Nhớ nhất mónquà bức tranh nhựa... con mèo

Trong mấy chục năm làm trong ngành giáo dục, ông nhớ nhất món quà nào?

Thú thực với chị, trong đời hoạt động của tôi, có nhiều mối quan hệ, cũngnhiều người tặng quà, nên trí nhớ không còn đủ sức lưu giữ hết.

Nhưng có lẽ chị hỏi thì tôi chợt nhớ tới món quà của một cậu nghiên cứu sinh điNhật, đó là một bức tranh làm bằng nhựa đặc biệt, gần giống như chất sơn mài củata. Tuy nhiên, bức tranh đó tặng vào dịp tết, vẽ hình một con mèo, tôi lại tuổimèo nên thấy rất ý nghĩa.

Tôi vẫn treo bức tranh đó ở ngoài phòng khách. Nhiều người thấy hay thì hỏi, hỏithì mình lại nhớ ra người tặng.

Còn quà tặng là “phong bì”, ông đã bao giờ nhận chưa?

Phong bì cũng có. Nhưng vì trò của tôi đều là người đi làm, chủ yếu làcác nghiên cứu sinh, thành thử có trò mang bó hoa, người cẩn thận mua thêm bánh.Trò thân thiết biết nhà thầy không ai ăn bánh thì tặng “phong bì”. Nhưng thườngtặng rất khéo “Tiền này để nhờ thầy làm hộ, mua hộ em cái này cái khác”.

“Phong bì” các trò tặng cũng không phải nhiều nhặn gì vì nếu tính kỹ ra, họ cũnglà những giáo viên giảng dạy trong trường đại học nhưng họ nghèo hơn tôi nhiều.Tôi cũng là giáo viên nhưng tôi là người thành đạt hơn cả trong khoa học vàtrong thu nhập.

Đã thươngmại hóa thì không còn là tình thầy trò

Có nhiều ý kiến cho rằng tình thầy trò ngày nay bị “thương mại hóa” nên mai mộtdần đi, là một nhà giáo, ông có cảm nhận thấy thế không?

Đã thương mại hóa thì không còn là tình thầy trò nữa vì mối quan hệ đó làsòng phẳng, trò không kính trọng thầy và thầy không tôn trọng trò.

Tôi không cho rằng như vậy, các mối quan hệ thầy trò vẫn giữ được yếu tố truyềnthống, còn hiện tượng đi theo hướng làm thương mại hóa thì xuất hiện nhiều hơn.

Trong điều kiện cuộc sống có sự phân hóa, người có điều kiện thì có cáchhành xử khác. Chúng ta chấp nhận sự đa dạng nhưng trong khuôn khổ cho phép.Nhưng bắt buộc phải có sự kính trọng của người thầy và trò.

Là một nhà giáo, nhưng đã chuyển sang làm công tác quản lý lâu năm, vậy ông cónhớ nghề không?

Thực ra, tôi đã là quản lý nhiều năm nay ở các nhà trường và ở cấp độkhác nhau. Còn hiện tại tôi tuy làm ở Quốc hội nhưng lại làm ở Ủy ban Văn hóa -Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng nên vẫn rất gần gũi các em họcsinh.

Thậm chí làm ở Ủy ban, tôi còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều trường, giáoviên, sinh viên, học sinh hơn ở nhiều địa phương hơn.

Điều gì trong ngành giáo dục hiện nay khiến ông còn thấy trăn trở?

Tôi trăn trở nhiều nhất là chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Cấpđào tạo sau đại học và đào tạo nghề thì đáng lo ngại hơn. Phải có chương trìnhđào tạo phù hợp với thực tiễn VN. Hiện nay chương trình đào tạo hơi nặng, khốilượng kiến thức nhiều, trong khi khả năng tiếp thu của học sinh, sự truyền đạtcủa giáo viên trang thiết bị học tập còn hạn chế.

Xin cảm ơn ông!

Tặng phong bì là "phản văn hóa"!

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng: "Theo tôi chuyện tặng “phong bì” rất không nên và là hành vi không đẹp chút nào. Không thể coi đó là tình cảm mà ngược lại đó là biểu hiện sự thiếu tôn trọng với người làm đạo trồng người. Nếu phụ huynh học sinh tưởng làm điều đó thì thầy cô sẽ quan tâm đến con em mình hơn thì là chuyện coi thường thầy cô giáo. Nếu các em góp tiền nhau để làm chuyện này bằng cách xin tiền bố mẹ thì càng không nên một chút nào. Thầy cô có nghèo đến mấy cũng không vui vẻ gì khi nhận tiền của học sinh, sinh viên hay gia đình các em.
 
Còn không có gì “hoành tráng” hơn những tấm lòng chân thật. Quà cáp càng đắt tiền càng biểu hiện ‎ý đồ hối lộ thầy cô và coi thường đạo đức của thầy cô. Tôi tin là các thầy cô sẽ rất khó xử khi phải nhận những món quà bất thường như vậy. Không nên đưa đến những tình trạng “khó xử” cho những người mà mình thật lòng tôn trọng, yêu qu‎í.

Mọi người hiểu điều đó nên cũng không có sinh viên hay phụ huynh nào đưa phong bì cho tôi trong bất kỳ dịp lễ hội nào."

Theo Nguyễn Yến
Bee



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.