Người 25 năm bị cột chân bằng dây xích sắt

Để “điều trị” bệnh tâm thần, do không còn cách nào khác nên một gia đình đã dùng xích sắt “cột chân”người con trai của mình suốt 25 năm nay. Mãi đến gần đây, chính quyền địa phương mới biết việc, nhưng phương án xử lý lại đang ở thì tương lai...

Để“điều trị” bệnh tâm thần, do không còn cách nào khác nên một gia đình đãdùng xích sắt “cột chân”người con trai của mình suốt 25 năm nay. Mãi đến gầnđây, chính quyền địa phương mới biết việc, nhưng phương án xử lý lại đang ởthì tương lai...

Lêlết quanh 1,5 mét xích sắt

Cầmchiếc khăn lau khuôn mặt lem luốc của đứa con trai, bà Lê Thị Lựu - khu phố2, phường Thuỷ Dương, thị xã Hương Thuỷ (Thừa Thiên-Huế) - ngân ngấn nướcmắt: “Cả ngày ngoài chợ kiếm cái ăn, cái mặc, thuốc thang cho cả nhà, tuiphải nghiến răng mà xích chân đứa con bệnh tật do mình đứt ruột đẻ ra...”.

Người 25 năm bị cột chân bằng dây xích sắt
Đã 29 tuổi nhưng Phùng Hữu Thắng chỉ như đứa trẻ không hơn không kém.

Lúcchào đời, Phùng Hữu Thắng vẫn lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tai ương giángxuống khi một lần khi cha Thắng, ông Phạm Hữu Toàn, vốn mang trong người cănbệnh tâm thần, đùa quá trớn với đứa con trai. Bà Lựu kể: “Khi vợ chồng tuiđẻ ra đứa đầu tiên thì đã có triệu chứng ngẩn ngơ (mắc chứng bệnh tâm thần)như cha nó. Nhưng đến thằng Thắng thì hắn phát triển bình thường, không cóchi khác thường cả. Thế rồi đến một tuổi, khi Thắng đã biết gọi mẹ, ba,trong một lần chồng tui kẹp nách Thắng xoay tròn sơ ý răng không biết mà đểcon rớt đập đầu xuống nền. Sau bữa đó, không hiểu răng Thắng không còn nóiđược nữa mà chỉ biết ấm ớ trong cổ họng. Lúc trở trời, cơ thể lên cơn cogiật, rồi bất tỉnh”. Thương con, mọi thứ quý giá nhất trong nhà bà Lựu đãđem bán hết để chữa chạy tìm lại tiếng nói cho con, nhưng bất thành: “Đi đếnmô bác sĩ cũng lắc đầu sau khi mỗi người chẩn đoán một kiểu”, bà Lựu nói.

Sự câm lặng kéo dài như vậy cho đến lúc 5 tuổi thì Thắng bắt đầu cónhững biểu hiện của người bị bệnh tâm thần: hay nổi cáu, không làm chủđược hành vi, đập phá đồ đạc trong nhà. Một lần nữa, bà Lựu vay mượnngược xuôi ôm con đến nhà thương chữa chạy. Ròng rã mấy tháng trời, tiềnmất nhưng bệnh tình của con không hề thuyên giảm. Sức cùng lực kiệt, bàLựu đầu hàng số phận: “Đến lúc không còn một xu dính túi, tui phải giongtay đầu hàng”. Nói đến đây, nước mắt bà Lựu lăn dài trên má.

Lúcnày, hoàn cảnh gia đình rơi vào bi kịch, cơm không có ăn, tiền thuốc chữabệnh cho Thắng phải cắt giảm từng ngày rồi ngừng điều trị hẳn. Bà Lựu đànhphải mua chiếc xích sắt dài 1,5 mét “cột chân” đứa con bệnh tật lại để rachợ kiếm cơm: “Chồng tui cũng bệnh tật, không làm được chi cả. Ngay cả việctrông con cho tui đi làm cũng không được. Cứ ngày mô ông giữ con là ngày nớhắn bỏ nhà đi lang thang. Lúc đó, đói thì phải tính thôi chứ chẳng lẽ ngồichờ chết”, bà Lựu nhớ lại. Vậy là, sống trên đời được 29 năm thì có đến 25năm, Phùng Hữu Thắng phải lê lết quanh nhà cùng với chiếc dây xích sắt. Đaulòng hơn là hiện ngoài Thắng ra, 3 người con còn lại của bà Lựu cũng bị tâmthần di truyền từ cha mình.

Lựachọn cuối cùng?

Cáchđây mười năm, bà Lựu đã xây hẳn một căn phòng “cách ly” để nhốt Thắng vào đónhằm đề phòng lúc lên cơn, anh lại quậy phá, bỏ đi. Những lúc có việc đi rangoài, bà Lựu lại dẫn Thắng ra trước hiên nhà, sau đó dùng xích buộc lại ởđó để Thắng vừa không đi đâu được vừa có người trông nhà (!). Sống với chiếcdây kim loại cột vào chân, chỉ bò trườn trong bán kính của sợi dây xích chỉdài mấy mét, đã vậy đại tiểu tiện Thắng đều đi tại chỗ nên quanh cơ thể gầygò của anh lúc nào cũng bốc mùi xú uế nồng nặc. 29 tuổi, thân hình Thắng vẫntrông như một đứa trẻ con bị già trước tuổi với khuôn mặt lem luốc, đemnhẻm... Những lúc bình thường anh chỉ ú ớ trong cổ họng, nhưng lúc lên cơn,Thắng lại rú lên từng tiếng dài nghe rợn cả tóc.

Khichúng tôi hỏi bà Lê Thị Lựu có biết việc xích đứa con bệnh tật lại là việclàm không đúng quy định của pháp luật hay không? Bà Lựu ngạc nhiên: “Con tuiđẻ ra tui nuôi, phá quá thì tui xích lại, mắc chi tới pháp luật?”. Tuy nhiênkhi nghe giải thích rằng: “Xích, nhốt người bị tâm thần là một hành độngphạm pháp có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, hành vi xích,nhốt còn vi phạm Luật Phòng chống bạo lực gia đình”, bà Lựu ngớ người ra mộtlúc rồi nói trong nước mắt: “Dù có vi phạm pháp luật hay tù tội chi thì tuicũng chịu chứ chừ biết mần răng đây? Cha mẹ mô mà chẳng thương con mình đứtruột đẻ ra, nhưng trong tình cảnh như ri, hỏi chú còn cách chi khác?”.

Bà Thu, một người hàng xóm của bà Lựu nãy giờ im lặng chợt góp lời khinghe chúng tôi nói chuyện phạm luật: “Tình cảnh của bà Lựu thê thảm lắmmấy chú ơi. Tui còn nhớ cách đây 3 năm, bà Lựu đổ bệnh nặng, nằm liệttrên giường nghe tiếng con trai lên cơn đập phá, gào rú mà không có mộtai chăm bẵm. Quẫn trí, bà ấy đã bò ra phía sau gốc chuối tìm lọ thuốctrừ sâu để kết thúc cuộc sống. Nhưng sau khi uống thuốc xong, không hiểurăng lại la làng kêu hàng xóm gọi xe cấp cứu nên mới sống được tới chừđó. Nhưng sau lần nghĩ dại đó, bà ấy còn mắc nợ hàng xóm đến 6 chỉ vàngcho tiền... đi viện”. Bà Lựu xác nhận có chuyện này rồi cười xấu hổ:“Lúc đó buồn quá tui chỉ muốn chết quách cho xong, nhưng khi sắp chếtlại nghĩ đến đứa con bệnh tật sẽ không có ai chăm sóc...”.
 
Người 25 năm bị cột chân bằng dây xích sắt
Mỗi ngày trước khi ra chợ, bà Lê Thị Lựu xích con trước hiên để trông nhà. Ảnh Đ.K

Điềungạc nhiên là khi chúng tôi đem chuyện bà Lựu xích chân người con trai bịtâm thần của mình suốt 25 năm qua lên hỏi chính quyền địa phương, thì bàNguyễn Thị Thanh Xuân - cán bộ chính sách-xã hội phường Thuỷ Dương, nơi giađình bà Lựu đang cư trú - trả lời là “chúng tôi mới biết đây, còn trước đócứ tưởng là gia đình đóng cửa để con ở trong nhà”. Theo bà Xuân, sau khibiết sự việc, mới đây phường Thuỷ Dương đã cử cán bộ đến tác động với giađình đưa anh Phùng Hữu Thắng đi bệnh viện tâm thần. Nhưng bà Lê Thị Lựu vẫnđể con ở nhà vì sợ con khổ. “Sắp tới chúng tôi sẽ vận động tiếp. Nếu giađình vẫn không chấp nhận tháo xích cũng như đưa Thắng đi chữa trị thì phườngsẽ có biện pháp mạnh tay để xử lý theo đúng pháp luật”, bà Xuân nói.

Vềchuyện nghèo đói, khó khăn của gia đình bà Lựu, bà Xuân cho biết: “Gia đìnhông Phùng Hữu Toàn và bà Lê Thị Lựu là hộ nghèo của xã. Ông Toàn mắc chứngbệnh tâm thần và đang được hưởng trợ cấp 180 ngàn/tháng bằng nguồn chínhsách xã hội. Phường cũng biết các con ông Toàn mắc bệnh tâm thần di truyềntừ cha, nhưng do gia đình không đưa đi giám định cũng như làm các thủ tụcliên quan gởi lên phường nên từ trước đến nay chưa được hưởng trợ cấp.

Mới đây, chúng tôi đã vận động bà Lựu tiến hành các thủ tục. Hiện,phường đã nhận nhận được đơn, đang chuyển lên thị xã Hương Thuỷ tiếnhành hoàn tất các thủ tục để được hưởng chính sách nêu trên. Tuy nhiên,việc làm chế độ chính sách mỗi năm thị xã làm một lần nên gia đình phảichờ”. Bà Xuân cho biết thêm: “Để giải quyết khó khăn trước mắt cho giađình bà Lựu, mới đây phường đã bố trí cho vợ chồng ông Toàn, bà Lựu nhậnsuất quét rác ở chợ Thuỷ Dương mỗi tháng 700 ngàn đồng. Công việc bố trícho 2 người, nhưng hầu hết đều do bà Lựu làm...”.

Theo Lao Động




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.