Người dân chật vật tìm chỗ gửi xe

Chẳng còn cách nào khác, chị Minh phải chạy lòng vòng tìm bãi gửi xe nằm sâu trong ngõ nhỏ. "Thật quá bất tiện", chị Minh vừa quay xe đi vừa nói.

Chiều 16/2,chị Nguyễn Thùy Minh ở phố Vạn Bảo (Ba Đình, Hà Nội) đến Bưu điện Hà Nội để gửihàng hóa. Chị loay hoay mãi không biết gửi xe máy ở đâu bởi điểm trông giữ cũkhông còn, bãi gửi ở phố Đinh Lễ đã chật kín.

Chẳng còn cách nàokhác, chị Minh phải chạy lòng vòng tìm bãi gửi xe nằm sâu trong ngõ nhỏ. "Thậtquá bất tiện", chị Minh vừa quay xe đi vừa nói.

Một ngày sau khithành phố cấm trông giữ xe trên 262 tuyến phố, trong đó có phố Đinh Tiên Hoàng,rất nhiều người đã lâm vào cảnh như chị Minh. Anh Thắng (nhà ở quận Hai BàTrưng) phải lên tận Cung văn hóa Thiếu nhi Hà Nội ở phố Lý Thái Tổ (cách Bưuđiện Hà Nội chừng 500 m) để gửi xe. "Tôi thường xuyên phải gửi bưu phẩm cồngkềnh, giờ phải gửi xe xa như vậy rất mệt", anh Thắng nói.

Do lượng người vàxe dồn về đông nên phố Đinh Lễ và Nguyễn Xí (nằm sát Bưu điện Hà Nội) tấp nậphơn thường ngày, ôtô đỗ tràn cả xuống lòng đường. Vé gửi xe máy tại điểm khoánquản của Công ty Hạnh Ly bị nâng lên 5.000 đồng một lượt, trong khi trên vé đưacho khách chỉ in giá 2.000 đồng.

Trên phố Bà Triệu,bãi trông xe trước cổng Bệnh viện Mắt trung ương đã được chuyển vào trong sân.Vỉa hè được giải phóng, khiến khu vực này thoáng đãng và không còn cảnh lộn xộnnhư trước kia. Do khuôn viên bệnh viện khá rộng nên việc để xe trong sân khônggây ảnh hưởng nhiều.

Ngồi đợi người nhàtrước cổng bệnh viện, chị Nhân (quê Bắc Ninh) rất ủng hộ quyết định này và chobiết, bỏ điểm trông giữ xe ngoài vỉa hè sẽ làm cổng bệnh viện thông thoáng vàgửi xe bên trong khuôn viên bệnh viện cũng yên tâm hơn.

Người dân chật vật tìm chỗ gửi xe
Vé gửi xe không niêm yết giá đã gây ra tình trạng bắt chẹt khách. Ảnh: Yến Hoa.

Anh Nam(phố Bà Triệu) cũng bày tỏ đồng tình: "Người dân chúng tôi thường xuyênphải đi dưới lòng đường do vỉa hè bị lấn chiếm làm chỗ gửi xe. Xóa bỏcác điểm này, việc đi lại sẽ an toàn hơn, đặc biệt là các cháu nhỏ".

Tương tự, tại Bệnhviện Xanh Pôn (phố Chu Văn An, Ba Đình), điểm trông giữ xe cũng được chuyển vàotrong sân. Tuy nhiên, do diện tích bãi khá nhỏ nên gần như quá tải. Từ đó xuấthiện tình trạng thu phí không đúng quy định.

Ông Phạm VănKhương (phố Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) cho biết, trên vé xe không niêm yết giánên nhân viên trông giữ xe đã thu của mỗi chủ xe máy 5.000 đồng. "Phí gửi xetrong bệnh viện còn đắt hơn để ở ngoài. Bình thường tôi gửi xe ở vỉa hè trướccổng bệnh viện chỉ mất 3.000 đồng", ông Khương nói.

Ông Khương cũngnhư nhiều người dân lo ngại, nếu cấm hết bãi trông giữ bên ngoài vỉa hè sẽ xảyra tình trạng loạn giá vé gửi xe trong bệnh viện, và các bãi xe tự phát ở bênngoài sẽ mọc lên nhan nhản để đáp ứng nhu cầu của khách.

Mặc dù biết có quyđịnh cấm trông xe trên vỉa hè nhưng các bãi xe ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương(phố Triệu Quốc Đạt) vẫn không chấp hành. Lý giải điều này, một nhân viên chohay, do khuôn viên bệnh viện chỉ đủ chỗ để xe cho nhân viên nên bắt buộc kháchđến thăm khám phải để xe ngoài vỉa hè.

"Bãi gửi ở đây đãluôn trong tình trạng quá tải. Tôi từng phải gửi xe ở ga Hà Nội, rồi bắt xe ômxuống bệnh viện. Nếu cấm trông xe trên vỉa hè, hàng trăm người ra vào viện hàngngày không biết phải gửi phương tiện ở đâu", anh Tuấn (phố Trần Khát Chân) nói.

Trước đó trao đổivới PV, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh chobiết khi trình thành phố phương án cấm trông giữ xe ở 262 tuyến phố thuộc 9 quậnnội thành đã đệ trình 230 tuyến được bố trí điểm đỗ. Tuy nhiên thành phố mới phêduyệt việc cấm. "Tôi tin rằng UBND thành phố sẽ sớm quyết định để tạo điều kiệncho người dân", ông Linh nói.

Theo Vnexpress



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.