Người lạ đến không dám ở

Trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi

Sinh viên íttiền, "bí" phòng trọ nhưng cũng lần lượt bỏ đi khỏi đây. Nhà khá giả trong làngcũng không tránh khỏi nguy cơ nhiễm các chứng bệnh nguy hiểm. Đó là chuyện ở xãTrung Văn, huyện Từ Liêm - một "xóm nước đen".

Nhìn mà sợ
 
Người lạ đến không dám ở
Bọt nilon chảy tràn ra đường
Vừa bước chân vào thôn làm dây thừng nổi tiếngTrung Văn (thuộc xã Trung Văn), chúng tôi đã thấy đống bọt trắng xóa bám làlà mặt đất. Chị Nguyễn Thị Yến, một người dân xóm 2 đi ngang qua giật áophóng viên cảnh báo: "Đứng xa ra, nó bắn vào người thì khổ, đó là bọt ngườita giặt ni lông bẩn đấy". Tôi ngỡ ngàng: "Giặt ở khe nước bẩn thế này ạ?" -"Không giặt ở đây thì giặt ở đâu?", chị Yến che miệng nói.

Đường vào thôn Trung Văn có rất nhiều các điểm tập kết chất thải, phế liệu.Phế liệu chất ngổn ngang bên đường, trong sân, bên hông nhà, sau xưởng sảnxuất thành những đống khổng lồ. Có gia đình còn mang cả nhựa phế liệu, nilonvào nhà. Những chiếc xe tải, xe thồ chở bao nilon, vỏ hộp thuốc bảo vệ thựcvật, thuốc diệt chuột, mối mọt, hộp sơn... đi lại trong làng  như mắc cửi.

Quy trình làm dây thừng trải qua các công đoạn chính: Băm nhỏ ni lon hoặcnhựa phế thải, cho vào máy nghiền rồi nung nóng chảy thành nhựa sau đó bămthành hạt nhựa. Tiếp đến cho hạt nhựa vào máy "xào", sau đó, rút sợi thànhphẩm. Quá trình tẩy rửa, rác lẫn hóa chất được thải thẳng ra ngoài, làmnguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là nguồn nước ngầm.

Trong khi đó, cả thôn vẫn chưa có nước sạch. Đây cũng là lý do vì sao cửahàng bán thiết bị xử lý nước sạch trong thôn đắt hàng, dù không ai kiểmchứng chất lượng nước sau khi xử lý qua các thiết bị này có đảm bảo an toànhay không.
 
Giàu nghèo đều chịu trận

Nhờ nghề tái chế phế liệu mà hàng trăm hộ dân có thu nhập ổn định. Nhưngđồng hành với cuộc sống ổn định lại là sự ô nhiễm ngày càng nặng nề. Nhữngcăn "bệnh lạ" xuất hiện đang trở thành nỗi ám ảnh của cư dân địa phương.
 
Anh Trần Tuấn 22 tuổi, một công nhân làm dâythừng ở Trung Văn cho biết: "Ngày mới đến đây làm, lúc nào tôi cũng trongtình trạng bị "say thuốc". Mùi ni lon, nhựa phế thải cháy cứ nồng nặc xôngvào mũi ngột thở, tức ngực, buồn nôn, nhức đầu... Tối đến lại ngủ ở gầnxưởng nên sáng tỉnh dậy ngày nào cũng thấy khắp người đau ê ẩm như bị aiđánh". Làm việc 12 tiếng/ngày nhưng những công nhân như anh Tuấn không đượctrang bị khẩu trang hay đồ bảo hộ.

Chị Yến, chủ cửa hàng tạp hoá trong thôn cho biết: "Các xưởng sản xuất nằmlẫn trong các khu dân cư, khí thải độc hại xâm nhập trực tiếp vào từng nhà.Ở đây ai cũng biết mình đang phải sống trong môi trường bị nhiễm độc nhưngvẫn phải cố chịu".

Trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi. Nilon bị đốt còn sinh ra nhiều chất độc khác như dioxin, furan gây tức ngực, khó thở, ung thư, giảm khả năng miễn dịch ở người...

Trước đây, người dân làng nghề truyền thốngxã Trung Văn dùng nguyên liệu từ cây giang làm dây thừng nên môi trườngkhông ô nhiễm. Bây giờ nguyên liệu chủ yếu là nhựa tổng hợp được tái chế từrác thải như túi nilon, chai lọ nhựa... nên rác thải, khí thải lúc nào cũngngập thôn. 

Ông Đoàn Đăng Hơn, Trưởng thôn Trung Văn ngaongán nói: "Cả thôn vẫn phải dùng nước giếng khoan. Chắc tại nguồn nước ngầmbị ô nhiễm nên thời gian gần đây có nhiều người mắc bệnh ngoài da, nhiềutrường hợp bị ung thư. Trong số những người mắc bệnh có cả người đã sử dụngthiết bị xử lý nước sạch".


Dân đỏ mắt chờ...

Ngoài việc phải sốngtrong cảnh ô nhiễm, gần đây người dân trong thôn Trung Văn còn nơm nớp nỗi locháy nổ. Cách đây ba tuần, tại xưởng sản xuất, thu gom tái chế nhựa của anh ĐàoĐăng Hùng xóm 11, đã bất ngờ cháy rụi khiến các nhà lân cận bị ảnh hưởng. Ngôinhà 3 tầng của gia đình ông Đào Đăng Oánh kế bên bị ngọn lửa hun cháy sém, cửakính vỡ vụn, tường nhà nứt nẻ, đồ đạc hư hỏng. Vụ cháy còn làm đứt đườngđiện cao thế.

Người lạ đến không dám ở
Hối hả chở rác đến nơi tập kết (Ảnh: Mai Hạnh)

Ông Trần Nam, xóm 2, thônTrung Văn cho biết: "Nhà tôi ngay sát vách một xưởng tái chế nên từ sauvụ cháy xưởng ở xóm 11, lúc nào tôi cũng lo nơm nớp".

Còn ông Nguyễn Tùng Lâm, PhóChủ tịch UBND xã Trung Văn cho PV  biết, trước đây xã đã dành 2 hađất trong thôn để làm dự án quy tụ phát triển làng nghề nhưng vị trí khu đấtlại nằm trong quy hoạch của dự án nhà ở Trung Văn nên thất bại. Ông cũngcho hay hiện xã đã xây dựng xong đề án thành lập khu sản xuất tập trung cholàng nghề và trình lên thành phố. Tuy nhiên, dự án đến bao giờ thành hiệnthực vẫn chẳng ai biết được.

 
Theo MaiHạnh
Người lạ đến không dám ở


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.